Lâu nay , anh hay được nghe các em thắc mắc : 3 năm tới ta sẽ học nhửng gì ? tương lai của ngành này
anh xin mạn phép trả lời như sau :
thật ra các câu hỏi của các em gom lại 3 vấn đề lớn :
Bạn nghĩ thư viện chỉ là một kho sách đơn điệu?
- Bạn nghĩ nghề làm thư viện chỉ là ngồi chờ và lấy sách từ kho ra cho các bạn sử dụng?
- Bạn nghĩ bạn có thể tự mình làm chủ nguồn thông tin trong cái thế giới thông tin ngày càng phức tạp và đa dạng này?
Hỏi tức là trả lời!
Thư viện đâu phải chỉ là một kho sách hả bạn. Vì nếu như thế, xin mời bạn ra hiệu sách. Hoặc hơn nữa bạn có thể tự xây dựng một tủ sách cho mình. Sự khác biệt chính là ở chỗ: thư viện là nơi lựa chọn, tổ chức, lưu trữ và phân phối thông tin (trong đó có sách) theo một nguyên tắc khoa học và linh hoạt. Thật ra, bạn mới tiếp xúc với thư viện từ bên ngoài. Để có được một kho sách hay một cơ sở dữ liệu trên máy tính (mà bạn có thể dễ dàng truy cập và sử dụng), những người làm thư viện đã phải thực hiện rất nhiều công đoạn như: bổ sung (tìmm hiểu nhu cầu người sử dụng, xác định nguồn cần bổ sung, lập kế hoạch bổ sung nguồn tài liệu), xử lý hình thức (làm mục lục tra cứu), xử lý nội dung (phân loại, định từ khoá, làm tóm tắt, tổng quan, tổng luận), lưu trữ (tổ chức kho, xây dựng cơ sở dữ liệu, tạo các sản phẩm thông tin trên phương tiện lưu trữ hiện đại), và phục vụ các bạn. Bạn thấy đấy, cái mà bạn nhìn thấy (và vẫn hiểu về nó) chỉ là một phần nổi rất nhỏ của nghề làm thư viện, cái nghề mà hiện tại được xem như là "người dẫn đường tri thức" (knowledge leader) hơn là người giữ thông tin (information gater)
Thứ hai, sự tồn tại của thư viện là do cái thiên chức xã hội của nó. Trong một cộng đồng dân cư ( không riêng gì trường đại học), thư viện là một trung tâm văn hoá, có chức năng phát triển vốn tri thức và gắn kết cộng đồng. Bạn thử tưởng tượng xem một trường đại học sẽ như thế nào nếu không có thư viện? (ở nước ngoài, ngân sách đầu tư cho thư viện luôn được ưu tiên hàng đầu, thậm chí, để đánh giá chất lượng của một trường đại học, yếu tố thư viện được xem như một nhân tố cốt lõi (core element) Trong cộng đồng cư dân, thư viện cung cấp cho người dân những kiến thức cần thiết cho cuộc sống quanh họ cũng như các lĩnh vực khác mà họ quan tâm. Ở Việt Nam, các cuộc thi tìm hiểu sách báo hay thi kể chuyện của thiếu nhi là những hoạt động văn hoá cực kỳ bổ ích và thiết thực, góp phần nâng cao dân trí cũng như xây dựng khối đoàn kết cộng đồng. Và như thế, bạn thấy đó, để xây dựng và làm chủ những thư viện như thế, người làm thư viện sẽ phải có những kiến thức và kỹ năng gì???
Bây giờ trả lời tiếp câu hỏi thứ 2: Bạn nghĩ bạn có thể tự mình làm chủ nguồn thông tin trong cái thế giới thông tin ngày càng phức tạp và đa dạng này? Bạn đừng nói là “không, tôi không cần thông tin đâu, tôi tự giải quyết đựợc công việc của mình” đấy nhé, bởi như thế là bạn tự loại mình ra khỏi xu thế chung của thế giới: hướng tới nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin – nơi thông tin và tri thức là nguồn lực chủ yếu cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Vấn đề làm chủ nguồn tin và thế giới thông tin được coi như là vấn đề sống còn đối với mọi cá nhân và tổ chức
Trước khi đi vào vấn đề, xin bạn trả lời giúp tôi câu hỏi sau: bạn có thể khằng định là CÓ (YES) cho các câu hỏi sau không?:
- Bạn tự biết nhu cầu thông tin thực sự của bạn, và biết chuyển nó thành các yêu cầu tin cụ thể để tương tác với các hệ thống tìm kiếm???
- Bạn có biết xây dựng các biểu thức tìm kiếm thông tin dựa trên nhu cầu tin của mình. Biếu thức tìm tin là một sự kết hợp giữa từ khoá tìm kiếm, toán tử logic và các chuẩn tìm kiếm đặc thù tuỳ theo công cụ tìm kiếm?
- Bạn có biết công cụ tìm tin nào là phù hợp nhất với bạn?
- Bạn có biết nguồn tin nào là đáng tin cậy, có chất lượng và phù hợp với nhu cầu học tập của bạn? Nên nhớ, thông tin ngày nay đang bị báo động ở mức quá tải (overload), nhất là thông tin trên Internet, khi mà người người lên mạng, nhà nhà lên mạng, website thông tin mọc lên như nấm, và sách thì ai cũng có thể xuất bản được.
- Bạn có biết khai thác, sử dụng thông tin tìm được một cách hợp pháp và hợp thức?
- Bạn có biết áp dụng những thông tin đã được tìm thấy một cách hiệu quả không? Có biến được nó thành kiến thức của riêng bạn không?
- Tóm lại, bạn có nghĩ bạn có thể "tự học suốt đời" (lifelong learning) hoặc học tập một cách độc lập (independent learning) không?
Nếu bạn trả lời được là CÓ tất cả các câu hỏi trên mà không cần một sự hỗ trợ từ chính các cán bộ thư viện hoặc thầy cô giáo của bạn, tôi tin nghề thư viện sẽ mau chóng biến mất. Tuy nhiên tôi nghi ngờ khả năng trên. Mà nếu có xảy ra chăng nữa thì đối tượng của nghề thư viên đâu chỉ có riêng bạn, phải không? Còn những thế hệ sau bạn, còn những người không có được sự may mắn và trí tuệ như bạn. Những người đó sẽ được cán bộ thư viện và các giảng viên cùng nhau phối hợp giúp đỡ, họ sẽ được trang bị những tri thức cần thiết để làm chủ thế giới thông tin. Hiện tại, chúng tôi tạm gọi đó những tri thức đó là Kiến thức thông tin (Information Literacy)
Đáng tiếc là ở Việt Nam, do những khó khăn về kinh tế và một số hạn chế trong triết lí giáo dục, mà nghề thư viện chưa được đầu tư thoả đáng. Và điều đó là sự thiệt thòi cho chính cộng đồng, cho chính những người đi học. Nếu được đầu tư đúng mức, nghề thư viện sẽ là một phần không thể thiếu trong xã hội hiện đại.
Và tôi tin, sớm muộn ( và có lẽ là không bao lâu nữa) nghề thư viện sẽ được đặt vào đúng vị trí của mình
VÀ CÂU CUỐI LÀ THẾ NÀY : NGHỀ NÀO CŨNG LÀ NGHỀ , TA TẬN TÂM VỚI NÓ BAO NHIÊU , NÓ SẼ CHO TA BẤY NHIÊU LỢI ÍCH