DIỄN ĐÀN LỚP TV1
NẾU CHƯA CÓ NICK THÌ ĐĂNG KÝ RỒI NHẮN TIN CHO ANH
số dt 0934753202
DIỄN ĐÀN LỚP TV1
NẾU CHƯA CÓ NICK THÌ ĐĂNG KÝ RỒI NHẮN TIN CHO ANH
số dt 0934753202
DIỄN ĐÀN LỚP TV1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN LỚP TV1

THÁNH ĐƯỜNG TRI THỨC
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Đường Lối Văn Hóa Của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
chieutailongtrach
MOD
MOD



Tổng số bài gửi : 11
Join date : 14/12/2010

Đường Lối Văn Hóa Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Đường Lối Văn Hóa Của Đảng Cộng Sản Việt Nam   Đường Lối Văn Hóa Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Icon_minitime25/6/2011, 5:59 pm


Đường Lối Văn Hóa Của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Phần I: Những vấn đề chung về văn hóa
Câu 1: Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, văn hóa là gì? Văn hóa có những đặc trưng nào? (1.5 đ)
- Theo tác giả Trần Ngọc Thêm: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội
- Một số đặc trưng của văn hóa: tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh, tính lịch sử. Bốn đặc trưng này làm nên bản chất của con người và xã hội

Câu 2: Văn hóa có các chức năng gì? Vì sao văn hóa lại nhận thức cho con người? (2.0 đ)
- Văn hóa có 8 chức năng: Chức năng tổ chức xã hội, chức năng điều chỉnh xã hội, chức năng giao tiếp, chức năng giáo dục, chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ, chức năng dự báo, chức năng giải trí
- Văn hóa mang lại nhận thức cho con người là bởi vì: văn hóa mang lại cho ta sự hiểu biết, làm giàu trí tuệ, mở mang dân trí, hướng con người đến cái chân-thiện-mỹ, văn hóa giúp cho con người sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới tạo ra sự phát triển liên tục

Câu 4: Văn hóa có những loại gì? Văn hóa cồng chiêng của Tây nguyên thuộc lọai văn hóa nào? (1.5 đ)
- Văn hóa gồm có hai loại:
+ Văn hóa vất chất: là toàn bộ những của cải vật chất của con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn
+ Văn hóa tinh thần: là toàn bộ sản phẩm tinh thần mà con người sáng tạo ra để phục vụ con người
- Văn hóa cồng chiêng của Tây nguyên thuộc loại văn hóa tinh thần

Câu 5: Quy luật phát triển của văn hóa? Vì sao văn hóa và sản xuất vật chất có mối quan hệ biện chứng (2.0 đ)
- Văn hóa và sản xuất vật chất: có sự tác động biện chứng
+ Mọi hoạt động văn hóa đều chịu sự chi phối của hoạt động sản xuất
+ Mọi hoạt động vật chất xã hội đều có sự đóng góp của hoạt động văn hóa
- Văn hóa và chính trị: có mối quan hệ biện chứng
+ Văn hóa phản ánh tư tưởng của giai cấp thống trị, đồng thời góp phần tuyên truyền hệ tư tưởng của giai cấp đó
+ Chính trị thông qua hoạt động văn hóa đấu tranh, bảo vệ hệ tư tưởng của giai cấp thống trị
- Văn hóa và sản xuất vật chất có mối quan hệ biện chứng là vì: giữa chúng có sự tác động qua lại tạo nên sự phát triển xã hội
+ Văn hóa là nền tảng, là động lực của sự phát triển
+ Văn hóa lấy con người, lấy cuộc sống chất lượng cao, lẽ sống và nếp sống tốt đẹp, của con người làm mục tiêu giúp con người phát triển

Phần II: Đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 7: Nền văn hóa truyền thống dân tộc có đặc điểm gì? Cho ví dụ minh họa? (1.5 đ)
- Văn hóa truyền thống của dân tộc đã có từ lâu đời, hình thành trên cơ sở của nền văn minh lúa nước
- Văn hóa truyền thống dân tộc tồn tại và phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc
- Ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc vô cùng mạnh mẽ ngay cả khi bị kẻ thù đồng hóa
- Mang đậm tính cộng đồng, gắn chặt giữa các vùng miền sinh sống
Ví dụ:
Các thể loại hát chèo, hát ả đào, các trò chơi dân gian như xích đu, các cuộc liên hoan dân ca toàn quốc, các điệu hát xoan…tất cả đều mang tính cộng đồng chặt chẽ gắn bó với đời sống con người

Câu 8: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa? Vì sao Bác nói: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”? (1.5 đ)
- Bác Hồ viết: “văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
- Tại Đại hội văn hóa lần thứ I Bác Hồ nói: “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Câu nói này có ý nghĩa sau:
+ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội
+ Văn hóa mang lại cho ta khả năng nhận thức được tự nhiên và nhận thức được chính bản thân mình, có thể sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới thông qua khả năng lao động mà văn hóa mang lại
+ Nhờ có văn hóa con người có khả năng hội nhập quốc tế, hình thành nên nhân cách, xây dựng đạo đức và lối sống văn hóa mới cho cong người

Câu 9: Quan điểm của Đảng ta về văn hóa từ ngày thành lập đến nay như thế nào? (2.0 đ)
- Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1993 do đồng chí Trường Chinh soạn thảo:
+ Văn hóa bao gồm tư tưởng học thuật, nghệ thuật
+ Văn hóa là một trong ba mặt trận của cách mạng Việt Nam: chính trị, tư tưởng, văn hóa
+ Phương châm cách mạng văn hóa Việt Nam là: dân tộc đại chúng khoa học
- Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ III (1960) khẳng định: phải tiến hành cách mạng tư tưởng văn hóa, đồng thời với cách mạng kỹ thuật và cách mạng trong quan hệ sản xuất
- Đại hội IV (1976) và Đại hội V (1981) đã xác định: xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa, có hình thức dân tộc, có tính Đảng và nhân dân
- Đại hội VI (1986) nhấn mạnh vai trò to lớn, quan trọng của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa
- Đại hội VII (1991) chỉ rõ: xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Nghị quyết TW 4 khóa VII lần đầu tiên khẳng định: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
- Đại hội VIII (1996): văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội
Nghị quyết TW 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã dánh dấu sự đổi mới, toàn diện trong tư duy về văn hóa, có thể coi đây là văn kiện mang tính cương lĩnh về văn hóa trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước
- Tiếp tục phát huy, phát triển và hoàn thiện các mục tiêu văn hóa của Đảng ở các kỳ Đại hội trước. Đặc biệt là kết luận của Hội nghị TW 10 khóa XIX. Đại hội X đã xác định: phát triển văn hóa nền tảng tinh thần của xã hội là một trong những nhiệm vụ lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong những năm tới

Câu 10: Phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là gì? (1.5 đ)
- Phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ tự cường, xâu dựng bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư và mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người
- tạo nên trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển phục vụ đắc lực sự nghiệp CNH-HĐH, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội

Câu 11: Tính chất tiên tiến của nền văn hóa? Cho ví dụ minh họa? (1.5 đ)
- Khái niệm: Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử
- Nội dung:
+ Phản ánh trình độ văn hóa, dân trí, khoa học-kỹ thuật, tư tưởng, đạo đức, lố sống, tình cảm, tâm hồn
+ Phản ánh sự kết hợp giữa truyền thống dân tộc, chủ nghĩa Mác-Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh hoa của thời đại
+ Thể hiện tính nhân văn dân chủ, tính nhân dân, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì sự phát triển phong phú, tự do, hạnh phúc toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, con người với tự nhiên và xã hội
Ví dụ:
Văn hóa đem lại cho con người hiểu biết, làm giàu trí tuệ từ đó con người sáng tạo ra những cái mới, từ công cụ sản xuất thô sơ (cuốc, cày…) sang những phương thức sản xuất bằng máy móc đem lại năng suất cao hơn, từ đó nâng cao chất lượng đời sống



Câu 12: Thế nào là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc? Cho ví dụ minh họa? (1.5 đ)
- Khái niệm: Bản sắc dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo riêng vốn có của một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp dân tộc đó giữ vững được tính thống nhất, nhất quán so với bản thân mình trong quá trình phát triển
- Nội dung:
+ Giữ gìn và phát huy cái tốt, những mặt tích cực truyền thống dân tộc
+ Kế thừa có chọn lọc chống hoài cổ, phục cổ
+ Chống sự giữ gìn, kế thừa và phát huy một cách mù quáng hoặ phủ định sạch trơn
Ví dụ:
Truyền thống đoàn kết, yêu thương con người của dân tộc ta được thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ: lá lành đùm lá rách, một cây làm chẳng nên non-Ba cây chụm lại nên hòn núi cao, tạo nên nên nét đẹp trong văn hóa Việt Nam

Câu 14: Năm quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng ta trong quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa? Vì sao nói văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội? (2.0 đ)
- Năm quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng ta trong quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa được thể hiện trong Nghị quyết hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành TW Đảng khóa VIII:
+ Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội
+ Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
+ Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất, đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
+ Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng
+ Văn hóa là một mặt trận xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng
Tóm lại:
Năm quan điểm trên đều mang tính chất chiến lược lâu dài cần quán triệt nhất quán và xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa của nước ta
- Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vì:
+ Văn hóa nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới
+ Xây dựng con người mới phát triển toàn diện
+ Xây dựng lối sống mới và xây dựng gia đình văn hóa

Câu 15: Nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa ở nước ta hiện nay là gì? (1.5 đ)
- Xây dựng con người Việt Nam mới
- Xây dựng môi trường văn hóa: tạo ra môi trường pháp lý về văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa
- Phát triển sự nghiệp văn hóa và nghệ thuật:
+ Phân định được văn hóa dân tộc cổ truyền phải giữ gìn
+ Tiến hành đầu tư của nhà nước về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị
+ Đầu tư trong việc đào tạo các nguồn nhân lực, mở rộng quy mô các nhà trường
+ Tập trung vào công tác giao lưu văn hóa, học hỏi để đưa văn hóa nước ngoài vào làm phong phú văn hóa Việt Nam
- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa:
+ Tìm tòi, gây dựng lại di sản văn hóa của cha ông đã có nguy cơ thất lạc hoặc đã thất bại
+ Đề xuất để công nhận là di sản văn hóa thế giới
- Phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ
- Phát triển đi đôi với quản lý tốt các phương tiện thông tin đại chúng:
+ Tổ chức các hoạt động internet, phát thanh, truyền hình, báo chí theo tỷ lệ dân số được sử dụng
+ Quản lý tốt các loại hình phương tiện thông tin đại chúng phục vụ tố cho nhân dân
- Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc:
+ Gây dựng lại văn hóa các dan tộc thiểu số
+ Đề xuất để công nhận là di sản văn hóa thế giới
+ Có chính sách văn hóa đối với tôn giáo
- Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa
- Củng cố xây dựng và hoàn thiện thể chế thiết chế vă hóa

Câu 16: Tư tưởng của Bác Hồ và quan điểm của Đảng ta vè xây dựng về con người và nguồn nhân lực như thế nào? (1.5 đ)
- Bác Hồ nói:
+ “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” con người ở đây là con người xã hội, là sản phẩm của quá trình xã hội hóa, thể hiện bản chất văn hóa của loài người
+ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa
+ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, là một việc rất quan trọng và rất cần thiết
- Đảng ta:
+ Nhiệm vụ trọng tâm của văn hóa là tập trung xây dựng con người và nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới
+ Những phẩm chất cơ bản của con người mới mà chúng ta cầ xây dựng để phù hợp với thời kỳ CNH-HĐH đất nước
+ Phảo quan tâm nhiều hơn nữa đến giáo dục lý tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và nâng cao tính công dân
+ Cần kế thừa và phát huy những giá trị tích cực và tiên bộ của con người Việ Nam trong truyền thống lịch sử dân tộc. Đồng thời phê phán những yếu tố lạc hậu, tiêu cực, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng và phát triển con người

Câu 17: Con người Việt Nam mới có những đặc tính cơ bản gì? (1.5 đ)
- Có tinh thần yêu nước tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội, có ý thức vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
- Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương, phép nước, những quy ước của cộng đồng
- Có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái
- Con người mới Việt Nam lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có tinh thần sáng tạo, kỹ thuật và năng suất cao. Vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể, xã hội
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ thẩm mỹ và thể lực

Câu 18: Để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Đại hội XI của Đảng đã đề ra những phương hướng cơ bản nào? (1.5 đ)
- Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng
- Phát triển sự nghiệp văn hóa nghệ thuật, bảo tồn, phát huy giá tri các di sản văn hóa truyền thống Việt Nam
- Phát triển hệ thống thông tin đại chúng
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa

Câu 19: Để thực hiện phương hướng củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú và đa dạng giai đoạn 2011-2015. Đại hội của Đảng đã đề ra những giải pháp nào? (1.5 đ)
- Đưa phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đi vào chiều sâu thiết thực, hiệu quả
- Xây dựng nếp sống văn hóa trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan, trường học làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào mọi mặt của văn hóa đời sống, được thể hiện trong sinh hoạt công tác học tập, trong quan hệ hằng ngày của từng cộng đồng, từng con người cụ thể, tạo sức đề kháng đối với các sản phẩm độc hại
- Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa
- Xây dựng nếp sông văn minh, ngăn chặn, đẩy lùi các hủ tục, bạo lực gây rối trật tự công cộng, các tệ nạn xã hội
- Có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần gìn giữ và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa và con người Việt Nam
- Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chung của con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
- Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa ở các cấp, có kế hoạch cải tạo nâng cấp và đầu tư, xây dựng một số công trình văn hóa-nghệ thuật, thể dục thể thao hiện đại ở các trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của đất nước
- Xã hội hóa các hoạt động văn hóa, chú trọng nâng cao đời sống văn hóa ở nông thôn, thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, cac nhóm xã hội, giữa đô thị và nông thôn





Phần III: Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý đối với văn hóa
Câu 21: Những bài học kinh nghiệm được rút ra trong lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với văn hóa nước ta trong thời gian qua là gì? (2.0 đ)
- Phải có tầm trí tuệ cao
- Luôn chăm lo, quan tâm, tạo điều kiện cho đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân ngay cả trong khó khăn
- Gắn chắt đời sống văn hóa với đời sống dân tộc, với những vấn đề cơ bản của cách mạng
Hạn chế:
- Coi văn hóa như một hoạt động phi vật chất, hoạt động tiêu dùng giá trị, hưởng thụ cho nên đầu tư chưa thỏa đáng
- Suy diễn chụp mũ trong nhận thức tác phẩm nghệ thuật
- Tuyệt đối hóa kinh tế và coi nhẹ văn hóa
- Cơ chế chính sách chậm đổi mới chưa phù hợp với cơ chế kinh tế và chưa theo kịp yêu cầu xã hội
Câu 22: Để đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với văn hóa, cần tiến hành các giải pháp nào? (2.0 đ)
- Phải phân định rõ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa
- Đảm bảo những điều kiện để văn hóa làm tốt vai trò xã hội với những chức năng cao cả của nó
- Thực hiện đầy đủ quyền tác giả, sớm ban hành những chế độ chính sách, đảm bảo cho người hoạt động văn hóa chuyên nghiệp có thể sống và sáng tạo
- Đảm bảo tự do dân chủ cho mọi hoạt động sáng tạo văn hóa, văn học nghệ thuật đi đôi với trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ
- Có chính sách trọng dụng các tài năng văn hóa, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho các nghệ sĩ
- Đẩy mạnh hoạt động lý luận phê bình văn hóa văn học nghệ thuật
- Đổi mới nội dung phương thức hoạt động và cơ cấu tổ chức của Hội văn học nghệ thuật từ TW đến địa phương
- Tăng cường quản lý của Nhà nước về văn hóa
- Xây dựng cơ chế chính sách và chế tài ổn định phù hợp với yêu cầu phát triển văn hóa trong thời kỳ mới
- Tích cực mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa, chống sự xâm nhập các loại phẩm văn hóa độc hại, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc





Về Đầu Trang Go down
 
Đường Lối Văn Hóa Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thông tư của Liên Bộ hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và chính sách đầu tư của Nhà nước đối với thư viện công cộng (01/12/2009)
» Hồ Chủ tịch với công tác thư viện
» BÀI THƠ VUI CHO NHỮNG KẺ ĐANG YÊU
» THƠ TÌNH CÔNG GIÁO ( TẶNG BÉ NGHIÊM VÀ PÉ HÀ )
» hướng dẫn khắc phục các lỗi máy in đơn giản ( hữu ích cho công việc về sau )

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN LỚP TV1  :: LINH MỤC UYÊN BÁC :: BOX HỌC TẬP :: TÀI LIỆU HỌC TẬP-
Chuyển đến