DIỄN ĐÀN LỚP TV1
NẾU CHƯA CÓ NICK THÌ ĐĂNG KÝ RỒI NHẮN TIN CHO ANH
số dt 0934753202
DIỄN ĐÀN LỚP TV1
NẾU CHƯA CÓ NICK THÌ ĐĂNG KÝ RỒI NHẮN TIN CHO ANH
số dt 0934753202
DIỄN ĐÀN LỚP TV1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN LỚP TV1

THÁNH ĐƯỜNG TRI THỨC
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 lich su sach-lich su thu vien

Go down 
Tác giảThông điệp
chieutailongtrach
MOD
MOD



Tổng số bài gửi : 11
Join date : 14/12/2010

lich su sach-lich su thu vien Empty
Bài gửiTiêu đề: lich su sach-lich su thu vien   lich su sach-lich su thu vien Icon_minitime25/6/2011, 5:55 pm


Câu 1: Trình bày các khái niệm về sách? Theo anh (chi) khái niệm nào là khoa học nhất? Tại sao? (1.5 đ)
- Sách là trí thức có nội dung nhất quán liên tục được ghi chép lại chủ yếu bằng chữ viết và hình vẽ trên một loại vật liệu (cơ bản là giấy), có số lượng trang theo quy định
- Sách là chữ viết ghi lại những hiểu biết của nhân loại được truyền lại cho đời sau
- Sách là tri thức được ghi lại bằng chữ viết, hình vẽ ghi trên vật liệu bằng giấy
- Sách là trang giấy ghi lại tri thức của loài người
Định nghĩa thứ nhất là khoa học nhất bởi vì: nó trình bày đầy đủ và khái quát nhất bản chất của sách

Câu 2: Hãy cho biết cấu tạo của sách? (1.5 đ)
Cấu tạo của sách gồm 4 cấp độ: bộ, phần, tập, quyển
- Bộ sách là tác phẩm lớn có nội dung tập trung theo những chủ đề, đề tài nhất định cho một hoặc nhiều tác giả viết, tương đối với họ là các toàn tập, hợp tuyển
- Phần: là một đơn vị trong bộ sách, căn cứ để chia phần là nội dung của sách
- Tập: là một đơn vị trong phần của bộ sách, căn cứ để chia tập có thể là nội dung hoặc một đơn vị xuất bản
- Quyển: là đơn vị cuối cùng của tập sách

Câu 3: Tác dụng của sách đối với đời sống xã hội? (2.0 đ)
- Sách có khả năng phản ánh đầy đủ, khái quát giới tự nhiên, xã hội và tư duy của con người
- Sách là phương tiện giúp con người có thể học tập toàn diện, sát hợp
- Sách là công cụ lao động đặc biệt
- Sách là vũ khí đấu tranh giai cấp
- Sách là điều kiện quan trọng để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản

Câu 4: Theo anh (chị) sách có tác dụng như thế nào đối với thanh niên? (2.0 đ)
Lưu ý: “Chiêu Tài Long Trạch” xin đành bó tay, mấy bạn tự tìm hiểu di nha!

Câu 5: Anh (chị) hiểu như thế nào về papirut? (1.5 đ)
Papirut giống như một loại cây sậy mọc ở bên bờ sông Nin. Tương truyền rằng khoảng 2000 năm TCN, những người dân đã bóc vỏ cây sậy này ra, đem phơi khô, bào nhẵn, sản xuất thành giấy viết gọi là giấy papirut. Người ta cuộn thành những cuộn dài (có những cuộn dài đến 20cm, chiều rộng thường là 15 đến 30cm), những cuộn papirut hai đầu đóng vào hai trục, mỗi cuộn là một tập sách, nhiều tập sách như vậy hợp lại tạo thành nhiều quyển sách.
Người Ai Cập thường dùng loại giấy papirut này để ghi lại các tri thức toán học, ghi chép các sinh hoạt xã hội, các cuộc khởi nghĩa và cả những bói toán thần chú. Trong các bộ cổ, trong quá trình khai quật người ta đã tìm thấy những cuộn papirut ghi những cuộn vong nhân hướng người chết đi vào thế giới khác hoặc ghi lại lai lịch của người chết


Câu 6: Giấy được hình thành và phát triển như thế nào? (1.5 đ)
Đây là một loại vật liệu mang tin có nhiều ưu điểm hơn so với các loại vật liệu khác. Như chúng ta đã thấy, từ khi xuất hiện giấy thì sách phát triển nhanh hơn, nhiều hơn về số lượng và chất lượng. người đầu tiên tìm ra giấy là Thái Luân vào thế kỷ thứ II. Sách Hậu Hán thư của Phạm Viện đã viết: Thái Luân đã dùng vỏ cây, rẻ rách và lưới đánh cá cũ nghiền nát và tráng thành giấy.
Đầu tiên người ta sản xuất giấy bằng phương pháp thủ công. Đến thế kỷ XII ở Châu Âu người ta đã sản xuất giấy bằng phương pháp công nghiệp, sử dụng phương tiện máy móc. Năm 1150 ở Tây Ban Nha người ta đã mở nhà máy giấy đầu tiên, năm 1189 nhà máy giấy được mở tiếp theo là ở Pháp, năm 1276 tiếp theo là ở Ý, năm 1391 là ở Đức

Câu 7: Liệt kê các vật mang tin qua các thời kỳ? (1.5 đ)
Các vật liệu mang tin thô sơ từ thời cổ đại, trung đại:
- Đất sét nung
- Papyrus
- Da
- Xương thú, mai rùa
- Đồng
- Đá
- Tre
- Gỗ
- Lụa
- Giấy
Các vật liệu từ khi phát minh ra máy in cho tới nay:
- Sách, báo, tạp chí, bản đồ, bản vẽ
- Băng từ, vi phim, vi phiếu, CD-ROM

Câu 8: Từ khi phát minh ra máy in, vật mang tin ở dạng in ấn gồm những loại nào? Trình bày rõ? (2.0 đ)
Sách, báo, tạp chí, bản đồ, bản vẽ là loại tài liệu ở dạng in ấn
Lưu ý: ai muốn có điểm cao thì lấy vở ra mà xem: chương I, phần I, mục 2-b

Câu 9: Nêu rõ các vật mang tin ở dạng không in ấn? (2.0 đ)
Băng từ, vi phim, vi phiếu, CD-ROM là những vật mang tin ở dạng không in ấn.
Trong thời đại ngày nay những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển, người ta đã chế ra các loại vật liệu mang tin hiện đại đọc bằng máy đọc hoặc là lưu giữ thông tin, lưu giữ tri thức trên máy tính điện tử, thuận lợi cho việc tìm tin, thỏa mãn nhu cầu cho bạn đọc và người dùng tin
Loại tài liệu mang tin không in ấp đầu tiên là: băng từ, đĩa từ, ghi âm, ghi hình ảnh. Loại vật liệu này là phương tiện chuyển tải thông tin gồm có văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, âm nhạc và truyền hình có thể xử lý trên máy tính. Chính vì vậy mà loại vật liệu này tích hợp thông tin đầy đủ hơn, sinh động hơn



Câu 10: Anh (chị) biết gì về vi phim và vi phiếu? (1.5 đ)
- Vi phim:
Cũng lưu giữ hình ảnh sự vật, hình ảnh những trang sách cần lưu lại. Vi phim là những cuộn phim trong đó chụp nhiều vi hình. Mỗi vi hình là một trang sách, trung bình một thước phim cổ 1,6cm thì chụp được 70 trang sách, vi phim có khả năng chứa đựng trong đó một lượng thông tin khá lớn, không chỉ mang tính chất lưu trữ mà là một cái kho tư liếu sinh động, thông qua các máy chiếu, máy đọc để cung cấp nhiều thông tin cho bạn đọc
- Vi phiếu:
Là những tờ phiếu có kích thước khác nhau, loại vi phiếu thường dùng trong các thư viện và trong các các cơ quan thông tin thường có hai loại: loại 1 từ 10,5 x 14,8cm ; loại 2 từ 7,5 x 12,5cm. Trên vi phiếu có những vi hình, mỗi vi hình là một trang sách, vi phiếu là bản sao của các ấn phẩm như sách, báo, tạp chí. Thông qua các máy đọc để đáp ứng nhu cầu tin của các cơ quan nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, giảng dạy, học tập, sản xuất và đời sống


Câu 11: Trình bày khái niệm thư viện qua các thời kỳ? khái niệm nào là khoa học nhất? Tại sao? (1.5 đ)
- Quan niệm thời xưa:
+ Ở phương Tây: Bibliotheka (biblio: sách, theka: bảo quản) thư viện là nơi bảo quản sách
+ Ở phương Đông: Trung Quốc và Việt Nam: thư viện là nhà tàn kinh, tàn thư
Tóm lại: thời cổ đại thư viện là nơi lưu giữ và bảo quản sách
- Quan niệm hiện nay: Theo Unessco
Thư viện không phụ thuộc vào tên gọi của nó là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí
- Khái niệm của Unessco là khoa học nhất, vì khái niệm này bao hàm và khái quát đầy đủ nhất bản chất của thư viện

Câu 12: Phân tích các chức năng cơ bản của thư viện? (1.5 đ)
Ngày nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới thư viện đã được xây dựng có 4 chức năng cơ bản là: giáo dục, thông tin, văn hóa, giải trí
- Chức năng giáo dục của thư viện thực hiện thông qua hoạt động phục vụ nhu cầu đọc sách báo của người đọc và người dùng tin. Thông qua hoạt động này, thư viện đã giúp cho người đọc và người dùng tin không ngừng nâng cao hiểu biết và góp phần vào việc nâng cao trình độ dân trí của xã hội
- Chức năng thông tin được tiến hành với việc chuyển giao các thông tin trong tài liệu thông qua các nhu cầu phục vụ đọc sách báo. Áp dụng công nghệ thông tin giúp các thư viện không ngừng phát triển các loại hình dịch vụ khác nhau nhằm cung cấp thông tin cho bạn đọc, bạn đọc nhận được thông tin từ các thư viện dưới nhiều dạng hình thức khác nhau: thông tin thư mục, thông tin dữ kiện, thông tin điện tử
- Chức năng văn hóa được thể hiện qua việc thu thập, bảo quản, truyền bá di sản văn hóa của nhân loại cũng như đất nước được lưu giữ trong các tài liệu, phổ biến các kiến thức về các loại hình nghệ thuật và lôi cuốn quần chúng tham gia vào các hoạt động sáng tạo
- Chức năng giải trí của thư viện thông qua các hoạt động đọc báo, tạp chí…thư viện tham gia tổ chức vào thời giờ nhàn rỗi, cung cấp sách báo cho bạn đọc giải trí

Câu 13: Người cán bộ thư viện có vai trò như thế nào trong công tác thư viện? (1.5 đ)
- Đối với các tài liệu và các nguồn tin: cán bộ thư viện phải lựa chọn, sưu tập, sắp xếp, bảo quản và tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi cho bạn đọc và người dùng tin
- Đối với người đọc và người dùng tin: người cán bộ thư viện không chỉ đơn thuần là người giữ sách và tài liệu, thực hiện nhu cầu lấy tài liệu mà còn phải hướng dẫn người đọc, nghiên cứu về người đọc, tạo ra các dịch vụ tối ưu để thỏa mãn nhu cầu đọc
- Đối với cơ sở vật chất kỹ thuật trong thư viện: người cán bộ thư viện cầ phải được trang bị kiến thức, nắm vững cách vận hành, sử dụng các phương tiện kỹ thuật và duy trì chúng ở tình trạng tốt nhất
Tóm lại: Cán bộ thư viện là linh hồn của thư viện, là người điều khiển và vận hành toàn bộ hệ thống thư viện

Câu 14: Nêu các yếu tố cấu thành thư viện? (1.5 đ)
Để cấu thành một thư viện cần có 4 yếu tố: vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật, người đọc và cán bộ thư viện
- Vốn tài liệu: là những tài liệu được sưu tầm, tập hợp theo nhiều chủ đề, nội dung nhất định được xử lý theo quy tắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ thư viện, là tài sản quý giá và là niềm tự hào của thư viện , là di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại, là thước đo đánh giá trình độ phát triển của quốc gia
- Cán bộ thư viện: là các nhân viên đảm nhận các công việc chuyên môn trong các thư viện, họ được đào tạo để nắm vững nghiệp vụ thư viện và nắm giữ những cương vị nhất định trong thư viện
- Người đọc: là các cá nhân hoặc là một nhóm người của tập thể trên cơ sở được ghi nhận hồ sơ đăng ký người đọc của thư viện, người đọc của thư viện là đối tượng phục vụ chủ yếu của thư viện, là mục tiêu vận hành toàn bộ hệ thống thư viện

Câu 15: Sự nghiệp thư viện Việt Nam trải qua mấy giai đoạn? (1.5 đ)
Sự nghiệp thư viện Việt Nam trải qua 4 giai đoạn:
- Sự nghiệp thư viện Việt Nam thời phong kiến
- Sự nghiệp thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc
- Sự nghiệp thư viện Việt Nam từ 1945 đến 1975
- Sự nghiệp thư viện Việt Nam từ 1975 đến nay



Câu 16: Trình bày ngắn gọn sự nghiệp thư viện Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 cho tới nay? (2.0 đ
- Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, đất nước đã sạch bóng quân thù, hoàn toàn được thống nhất, cả dân tộc bắt tay vào xây dựng một đất nước thống nhất
- Tại đại hội toàn quốc lần thứ 6 của Đảng, Đảng đã đề ra đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế ở nước ta, vạch ra các kế hoạch khôi phục, cải tạo và phát triển về kinh tế, văn hóa nhằm phát triển sự nghiệp thư viện Việt Nam
- Năm 1991 cả nước có 52 nhà xuất bản: 29 nhà xuất bản trung ương, 23 nhà xuất bản địa phương
- Năm 1995 nhà nước sắp xếp lại còn 40 nhà xuất bản, xuất bản được 8100 tên sách với 143 ngàn bảng
- Cuối những năm 1990 trong cả nước có tới 20 ngàn thư viện xây dựng với khoảng 10 triệu bạn đọc. Riêng hệ thống thư viện công cộng trong toàn quốc có 2000 thư viện

Câu 17: Giới thiệu khái quát về Thư viện quốc gia Việt Nam? (2.0 đ)
- Thư viện quốc gia ra đời vao cuối thế kỷ XVIII, việc thành lập thư viện quốc gia có ý nghĩa lớn đối với việc hình thành và phát triển văn hóa đối với mỗi nước vì dân tộc khi đã ý thức được sự thống nhất và sức mạnh của mình thì có khát vọng thu thập được chữ viết của quá khứ, hiện tại và tương lai
- Thư viện quốc gia đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mạng lưới các cơ quan thông tin tư liệu của cả nước, nó là cơ quan khoa học và văn hóa, chịu trách nhiệm thu thập các ấn phẩm xuất bản trong nước cũng như tài liệu nước ngoài nói về đất nước và bảo quản chúng
- Ở trong nước thư viện quốc gia tồn tại độc lập không phụ thuộc vào hệ thống thư viện công cộng

Câu 18: Phân tích các chức năng của thư viện Tỉnh, Thành phố? (2.0 đ)
- Tàng trữ xuất bản phẩm lớn nhất trong toàn tỉnh, kho sách của thư viện mang tính chất tổng hợp của tất cả các lĩnh vực tri thức, các ngành nghề khác nhau phục vụ đông đảo mọi tầng lớp của nhân dân trong tỉnh; diện bổ sung của thư viện phụ thuộc vào điều kiện của từng thư viện; đặc điểm trình độ phát triển văn hóa của tỉnh phụ thuộc vào ưu thế của một ngành sản xuất nào đó, thành phần dân tộc và trình độ nhân dân ở địa phương
- Là trung tâm luân chuyển sách lớn nhất trong toàn tỉnh
- Là trung tâm thông tin thư mục
- Là trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ
- Là trung tâm công tác địa chí: sưu tầm, tổ chức, bảo quản, giới thiệu những tài liệu nói về địa phương để phục vụ cho công cuộc, công tác thiết kiến địa phương

Câu 19: Thư viện Huyện có nhiệm vụ như thế nào trong việc mở mang dân trí, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của các địa phương trên cả nước? (1.5 đ)
- Tổ chức kho sách, xây dựng hệ thống mục lục
- Phục vụ người đọc
- Xây dựng các phong trào đọc sách ở cơ sở

Câu 20: Anh (chị) hiểu như thế nào về Luật xuất bản năm 1993? (1.5 đ)
Thay sắc lệnh số 18 mỗi nhà xuất bản, nhà in trước khi phát hành một xuất bản phẩm bất kỳ phải nộp cho thư viện quốc gia 10 bản để tổ chức tàng trữ chúng lâu dài thì luật xuất bản năm 1993 nay chỉ còn nộp 3 bản cho thư viện quốc gia

Câu 21: Tài liệu địa chí là gì? Cho ví dụ làm rõ? (1.5 đ)
- Tài liệu địa chí: là những tài liệu nói về địa phương không kể xuất bản ở đâu và do ai xuất bản. Tài liệu địa chí trước hết là những tài liệu nói về địa phương đó. Ấn phẩm địa phương là sản phẩm được in ấn ra ở địa phương đó
- Ví dụ minh họa: Tây Sơn - Miền đất võ, Nhơn Châu - Yên bình và tĩnh lặng
Câu 22: Hãy cho biết về thư viện trường Đại học, Cao đẳng? (2.0 đ)
- Thư viện trường Đại học, Cao đẳng là thư viện thuộc hệ thống các thư viện chuyên ngành, đa ngành. Thư viện khoa học chuyên ngành phục vụ cho nhu cầu của một ngành, một lĩnh vực xác định gắn liền với các cơ quan chủ quản thuộc các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan trực thuộc chính phủ
- Thư viện trường Đại học, cao đẳng có nhiệm vụ hỗ trợ cho công tác đào tạo đội ngũ các bộ khoa học có trình độ văn hóa chuyên môn cao. Đồng thời phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trường
- Đối tượng phục vụ là tất cả các cán bộ, giáo viên, sinh viên trong trường
- Về kho sách: thư viện tập hợp được đầy đủ những giáo trình cơ bản về các ngành chuyên môn chủ yếu của nhà trường với một số lượng lớn
- Ngoài ra thư viện còn trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thư viện học, thư mục học và thông tin học
- Cách tổ chức phục vụ chủ yếu là tập trung

Câu 23: Thư viện Việt Nam gồm những hệ thống nào? Thư viện trường Cao đẳng Bình Định nằm trong hệ thống thư viện nào? (1.5 đ)
- Thư viện Việt Nam có 2 hệ thống:
+ Hệ thống thư viện công cộng
+ Hệ thống các thư viện chuyên ngành, đa ngành
- Thư viện trường Cao đẳng Bình Định thuộc hệ thống các thư viện chuyên ngành, đa ngành

Câu 24: Lịch sử thư viện thế giới chia ra mấy thời kỳ? Trình bày lịch sử thư viện thế giới thời trung cổ? (2.0 đ)












Về Đầu Trang Go down
 
lich su sach-lich su thu vien
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN LỚP TV1  :: LINH MỤC UYÊN BÁC :: BOX HỌC TẬP :: TÀI LIỆU HỌC TẬP-
Chuyển đến