DIỄN ĐÀN LỚP TV1
NẾU CHƯA CÓ NICK THÌ ĐĂNG KÝ RỒI NHẮN TIN CHO ANH
số dt 0934753202
DIỄN ĐÀN LỚP TV1
NẾU CHƯA CÓ NICK THÌ ĐĂNG KÝ RỒI NHẮN TIN CHO ANH
số dt 0934753202
DIỄN ĐÀN LỚP TV1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN LỚP TV1

THÁNH ĐƯỜNG TRI THỨC
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Thông Tiin Học

Go down 
Tác giảThông điệp
chieutailongtrach
MOD
MOD



Tổng số bài gửi : 11
Join date : 14/12/2010

Thông Tiin Học Empty
Bài gửiTiêu đề: Thông Tiin Học   Thông Tiin Học Icon_minitime8/11/2011, 3:49 am

THÔNG TIN HỌC

Chương 1: Thông tin, các quá trình thông tin và thông tin học
Câu 1 (1,5 điểm): Anh (chị) hãy phân tích khái niệm thông tin theo quan điểm của triết học?

Thông tin được hình thành trong quá trình giao tiếp, một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin địa chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh…Ta cũng biết rằng, mọi đối tượng vật chất đều có thuộc tính cơ bản là có khả năng tự phản ánh, và con người nhận biết nội dung của sự phản ánh đó qua các giác quan. Do đó, theo quan điểm triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh…hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người.

Câu 2 (2 điểm): Trình bày các thuộc tính của thông tin. Theo anh (chị) thông tin như thế nào được xem là thông tin chất lượng?

Các thuộc tính của thông tin:
- Giao lưu thông tin:
Thông tin chỉ có ý nghĩa và giá trị khi nó được chuyển giao, trao đổi và sử dụng
- Khối lượng thông tin:
+ Trong lý thuyết thông tin, lượng thông tin được mô tả bằng việc thống kê và tổ hợp các dấu hiệu phát ra từ nguồn tin. Vì vậy dấu hiệu phát ra từ nguồn tin vàng nhiều thì khối lượng thông tin càng lớn
+ Về lý thuyết: có thể xác định giới hạn số lượng các tín hiệu một vật mang tin có thể chứa đựng trên đơn vị khôn gian hay thời gian
- Chất lượng thông tin:
+ Nội dung thông tin thường được đánh giá thông qua 4 mức độ:
• Độ tin cậy: dùng để xác định thông tin có xác thực và đúng đắn không
• Độ chính xác: là yêu cầu bắt buộc đối với mọi thông tin để đạt được mục đích sử dụng chung
• Độ thích hợp: dùng để xác định thông tin đó có đáp ứng được yêu cầu của người dùng tin hay không
• Độ đầy đủ: để xác định thông tin có đầy đủ không
+ Thời gian thông tin thường được đánh giá thông qua tính cập nhật (cập nhật những cái mới) và tính kịp thời (thông tin cung cấp đúng lúc người dùng tin cần)
+ Hình thức được xác định thông qua độ chi tiết và cáh trình bày
- Giá trị thông tin:
Theo nhà thông tin học A.kharkevitch có thể tính giá trị thông tin cung cấp cho người dùng tin dựa trên sự thay đổi sát xuất đạt được mục tiêu trước và sau khi có thông tin . V (I): giá trị của thông tin I
P1: xác suất đạt được thông tin sau khi có
V (I) = log2P1 - log2P0 = log2P1/P0 thông tin I
P0: xác suất đạt được thông tin trước khi có
thông tin I
Thông tin được xem là thông tin tốt, chất lượng thông qua các mức độ, thông tin phải kịp thời, phải chính xác. Ngoài ra thông tin tốt còn là thông tin có tác dụng làm giảm bớt tính bất định và thông tin chứa đựng yếu tố bất ngờ.

Câu 3 (1,5 điểm): Dựa vào tiêu chí phân loại thông tin theo đối tượng sử dụng, hãy cho biết có các loại thông tin nào? Nêu ví dụ

Phân loại thông tin theo đối tượng sử dụng:
- Thông tin địa chúng:
+ Là thông tin dành cho mọi thành viên trong xã hội
+ Nội dung của thông tin đại chúng là những vấn đề, sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội
+ khối lượng của thông tin đại chúng là rất lớn, không phụ thuộc vào trình độ và công việc của họ
Ví dụ: Thông tin trên báo hàng ngày, đài truyền hình, ti vi
- Thông tin hoa học:
+ Là thông tin thu nhận được trong quá trình hoạt động khoa học, kỹ thuật, sản xuất và phản ánh nội dung, kết quả của các hoạt động đó
+ Hoạt động thông tin khoa học:
Là hoạt động thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến thôn tin nhằm thỏa mãn các nhu cầu về thông tin khoa học
Ví dụ: Thông tin trên các trên các tạp chí chuyên ngành, tạp chí thông tin tư liệu, tạp chí thư viện quốc gia Việt Nam

Câu 4 (1,5 điểm): Trình bày sơ đồ của quá trình thông tin?




Thông tin phản hồi

- Nguồn tin (nơi phát minh): có thể là một tổ chức, một nhóm người hay một cá nhân
- Nơi nhận tin (đối tượng nhận tin): có thể là một tổ chức, một nhóm người hay một cá nhân. Nơi nhận tin có thể nhận được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, vì vậy cần phải có sự chọn lọc và xử lý thông tin để có được thông tin thích hợp
- Kênh truyền tin: là các vật mang tin hay các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp kênh truyền tin có thể là cá nhân, tổ chức đóng vai trò trung gian giữa nguồn tin và nơi nhận tin
- Sau khi nhận được tin thì sẽ có thông tin thông tin phản hồi lại cho nguồn tin

Câu 5 (2 điểm): Phân tích tác động qua lại của sơ đồ của quá trình thông tin?



Thông tin phản hồi
- Sự tác động qua lại của quá trình thông tin (sự chuyển giao thông tin), thông tin được chuyển giao từ nguồn tin đến đối tượng nhận tin (nơi nhận tin) thông qua kênh truyền tin và nguồn tin có thể nhận được thông tin phản hồi từ đối tượng nhận tin
- Việc chuyển giao thông tin có thể gặp những trở ngại về mặt kỹ thuật, tổ chức, tâm lý, nhận thức…từ nguồn tin, kênh truyền tin và nơi nhận tin
- Về mặt kỹ thuật: thông tin có thể bị nhiễu dẫn đến thông tin không chính xác hoặc độ chính xác không cao
- Về mặt tâm lý: vì nguồn tin, kênh truyền tin, nơi nhận tin có thể là một tổ chức, cá nhân, vì là con người nên có thể trong thời điểm đó tâm lý họ không thoải mái. Vì vậy, việc cung cấp thông tin có thể không chính xác
- Giải pháp:
+ Để giải quyết những trở ngại này cần thực hiện những giải pháp đồng bộ từ nguồn tin, kênh truyền tin và nơi nhận tin
+ Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt giữa nguồn tin và nơi nhận tin

Chương 2: Thông tin và tiến bộ xã hội
Câu 6 (2 điểm): Anh (chị) hãy cho biết hiện tượng bùng nổ thông tin là gì? Các biện pháp khắc phục hiện tượng này
- Hiện tượng bùng nổ thông tin:
+ Là sự gia tăng nhanh chóng số lượng sản phẩm thông tin trên thế giới trong thời gian gần đây
+ Là hệ quả trực tiếp của quy luật về sự gia tăng tài liệu theo hàm số mũ
Nguyên nhân gây ra hiện tượng bùng nổ thông tin: do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học hiện đại và sự đổi mới công nghệ
- Biện pháp khắc phục hiện tượng bùng nôt thông tin:
+ Phát triển các cơ quan thông tin thư viện cả về số lượng và chất lượng:
• Tăng cường vốn tài liệu của thư viện
• Xây dựng hệ thống thông tin tự động hóa
• Mở rộng mạng lưới thông tin quốc gia và quốc tế tạo ra sự liên kết giữa các thư viện trong và ngoài nước
+ Đa dạng hóa và chuyên môn hóa hoạt động các cơ quan thông tin thư viện:
Thể hiện ở sự mở rộng chức năng, những sản phẩm thông tin và phạm vi hoạt động. Cụ thể như là:
• Cán bộ cần tăng cường khâu chọn lọc và xử lý thông tin:
Tăng cường thời gian chọn lọc tài liệu
Tăng nguồn nhân lực cho việc chọn lọc
Tăng cường bằng các chính sách, các nguyên tắc, quy định những tiêu chí nào mới được nhập vào thư viện
• Tham khảo các tài liêu chuẩn
+ Đổi mới công nghệ: áp dụng các công nghệ hiện đại vào trong hoạt động của thư viện
• Ứng dụng mạng thông tin và truyền thông (ICT) vào hoạt động của thư viện
• Nâng cấp mạng máy tính và đường truyền Internet
• Ứng dụng các phần mềm ứng dụng cho hoạt động thư viện

Chương 3: Nguồn tài nguyên thông tin
Câu 7 (1,5 điểm): Anh (chị) hãy cho biết các đặc trưng cơ bản của tài liệu?

- Đặc trưng về mặt vật chất:
Thể hiện ở chất liệu và bản chất của các tín hiệu sử dụng, kích thước, trọng lượng, cách trình bày, khả năng tra cứu trực tiếp hay thông qua một thiết bị, trạng thái thời gian
- Đặc trưng về mặt tri thức:
Thông qua nội dung chủ đề, giá trị sử dụng, đối tượng sử dụng, mức độ xử lý và mức độ phổ biến tài liệu
+ Tùy theo mức độ xử lý nội dung, người ta phân biệt thành 3 loại tài liệu:
• Tài liệu cấp 1: Là tài liệu gốc, là loại tài liệu ban đầu chưa qua xử lý: sách giáo khao, tạp chí, tập san
• Tài liệu cấp 2: Là tài liệu giúp ta tra cứu tài liệu cấp 1, hình thành trên cơ sở tài liệu cấp 1: thưu mục, mục lục, tạp chí tóm tắt, các bài dẫn giải…
• Tài liệu cấp 3: Là những tài liệu được biên tập từ tài liệu cấp 1 và cấp 2. Đó là các tổng kết, tổng quan, tổng luận
+ Tùy theo mức độ phổ biến có 2 loại tài liệu:
• Tài liệu công bố: là những tài liệu có bán rộng rãi trên thị trường, có thể mua được ở các hiệu sách hoặc ở các cơ quan xuất bản
• Tài liệu không công bố: là những tài liệu không có bán trên thị trường và mức độ phổ biến của nó rất hẹp. Đó là những ghi chép nhật ký khoa học, các báo cáo kết quả nghien cứu, các luận văn khoa học, các giáo trình giảng dạy…
Câu 8 (1,5 điểm): Trình bày vai trò của tài liệu khoa học kỹ thuật và nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tài liệu khoa học kỹ thuật?

- Vai trò của tài liêu khoa học kỹ thuật:
+ TL KHKT là tài liệu phản ánh kết quả của các hoạt động nghiên cứu về thế giới tự nhiên và tìm ra những quy luật phát triển của nó để ứng dụng vào thực tiễn, đời sống con người
+ TL KHKT chịu ảnh hưởng của sự phát triển khoa học công nghệ và nó tuân theo những quy luật nhất định
- Nguyên nhân:
+ Do sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật
+ Sự gia tăng số lượng người làm công tác nghiên cứu khoa học
+ Sự phát triển của ngành sản xuất
+ Sự xuất hiện và gia tăng số lượng tài liệu điện tử

Câu 9 (2 điểm): Ý nghĩa, ứng dụng của quy luật về sự tập trung và tản mạn thông tin trong hoạt động của cơ quan thông tin – thư viện

- Ý nghĩa:
Tài liệu chuyên ngành không chỉ tập trung trong các danh mục về tài liệu chuyên ngành mà còn tập trung trong các danh mục tài liệu tổng hợp hoặc là liên ngành
- Ứng dụng:
+ Chọn lọc và bổ sung tài liệu:
Khi chọn lọc và bổ sung tài liệu trước hết phải chọn lọc các tạp chí phù hợp, có nghĩa là xác định lựa chọn các tạp chí chuyên ngành về lĩnh vực đó, sau đó xác định tìm kiếm trong các tạp chí liên quan khác. Vì vậy, quy luật này có tác dụng: giúp các cơ quan thông tin – thư viện xây dựng được kế hoạch, chiến lược bổ sung một cách hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm kinh phí bổ sung
+ Khai thác và phổ biến thông tin:
Khi tìm kiếm tài liệu chúng ta không tìm trong tất cả các tạp chí mà tập trung trong các nhóm tạp chí chuyên ngành. Nếu chưa đủ thì chúng ta mở rộng ra các nhóm tạp chí liên ngành có mối liên hệ về vấn đề mà chúng ta đang tìm, nếu không biết mà chỉ tìm kiếm trong tài liệu chuyên ngành thì sẽ bỏ sót thông tin

Câu 10 (2 điểm): Ý nghĩa, ứng dụng của quy luật về thời gian hữu ích và tính lối thời của tài liệu trong hoạt động của cơ quan thông tin thư viện

- Ý nghĩa:
Giá trị của thông tin được phản ánh trong tài liệu không phải là giá trị bất biến mà thay đổi theo thời gian, theo hướng lỗi thời
- Ứng dụng:
+ Chọn lọc và bổ sung tài liệu:
Các loại hình tài liệu khác nhau thì có tốc độ lỗi thời khác nhau, chính vì vậy trong khâu chọn lọc và bổ sung tài liệu trước hết phải nắm được các lĩnh vực khác nhau mà chúng ta cần bổ sung để có kế hoạch bổ sung tài liệu một cách kịp thời, cũng như thanh lọc tài liệu một cách kịp thời, để đáp ứng nhu cầu của người dùng tin một cách hiệu quả
+ Khai thác và phổ biến thông tin;
Mỗi loại hình tài liệu có tốc độ lỗi thời khác nhau, vì vậy phải nắm được các lĩnh vực, nhu cầu, đặc điểm của người dùng tin, để có kế hoạch tuyên truyền và khai thác các tài liệu một cách phù hợp. Đối với các tài liệu có tốc độ lỗi thời nhanh ta phải kịp thời tuyên truyền, giới thiệu đến người sử dụng. Đối với những tài liệu như một lĩnh vực khoa học cơ bản thì có thể khai thác chậm hơn

Câu 11 (1,5 điểm): Những cơ sở để xây dựng chính sách bổ sung tài liệu cho các cơ quan thông tin – thư viện

Khái niệm:
Chính sách bổ sung là tập hợp các nguyên tắc và tiêu chuẩn cho việc lựa chọn hay loại bỏ tài liệu
Cơ sở xây dựng chính sách bổ sung:
- Nguồn lực của cơ quan thông tin thư viện: thể hiện ở khả năng ngân sách và tiềm năng của đơn vị thông tin (tổng số vốn, số lượng, chất lượng cán bộ thư viện và các phương tiện vật chất kỹ thuậ khác)
- Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thông tin thư viện
- Mục tiêu của cơ quan thông tin thư viện
- Nhu cầu tin và người dùng tin



Câu 12 (…. điểm): Các đặc trưng cơ bản của nguồn thông tin điện tử

Khái niệm:
Nguồn thông tin điện tử là tất cả các thông tin được xử lý, lưu trữ, truy cập thông qua máy tính và mạng máy tính
Đặc trưng của nguồn thông tin điện tử:
- Có mật độ thông tin cao
- Thông được cập nhật thường xuyên
- Cho phép lưu trữ thông tin dưới nhiều dạng khác nhau trong cùng một tài liệu
- Cho phép người sử dụng truy cập tài liệu theo nhiều dấu hiệu khác nhau: tên tác giả, nhan đề, nơi xuất bản…
- Cho phép người sử dụng truy cập từ xa không giới hạn về không gian và thời gian
- Cho phép nhiều người truy cập cùng một tài liệu trong cùng một thời điểm
Nhược điểm:
- Tính ổn định của thông tin trong nguồn tin điện tử không cao
- Độ bền vững không đồng nhất
- Dễ vi phạm bản quyền do bị sao chép, sửa đổi

Chương 4: Xử lý tài liệu
Câu 13 (1,5 điểm): Trình bày các hình thức xử lý tài liệu?
- Mô tả thư mục:
+ Là tập hợp tất cả các thông tin thư mục về tài liệu, về một bộ phận của tài liệu hay về một nhóm của tài liệu theo những nguyên tắc nhất định
+ Thong tin thư mục: là thông tin về các đặc trưng bên ngoài của tài liệu (tên tác giả, tên tài liệu, năm xuất bản…)
+ Mục đích: giúp xác định, tìm kiếm tài liệu được dễ dàng hơn
+ Kết thúc quá trình mô tả thư mục ta có các sản phẩm là phiếu mô tả hay biểu ghi thư mục
+ Mô tả thư mục vừa là một công đoạn vừa là một sản phẩm
Khi mô tả thư mục là một công đoạn thì nó đồng nghĩa với việc biên soạn mô tả
Khi mô tả thư mục là một sản phẩm thì nó đồng nghĩa với việc biên mục mô tả mà nó là một chỉ dẫn thư mục
- Mô tả nội dung tài liệu:
+ Là nêu lên các đặc trưng về nội dung của tài liệu như: chủ đề tài liệu, môn loại tài liệu, từ khóa, bài tóm tắt, bài dẫn giải…
+ Mục đích:
• Giúp cho người sử dụng nắm bắt được nội dung tài liệu, từ đó tìm kiếm tài liệu một cách dễ dàng
• Giúp cho việc sắp xếp, lưu trữ thông tin và tìm kiếm tài liệu

Câu 14 (1,5 điểm): Ngôn ngữ tiền kết hợp là gì? Nêu đặc điểm của ngôn ngữ tiền kết hợp? Cho ví dụ

- Khái niệm: Ngôn ngữ tiền kết hợp là ngôn ngữ kết hợp trước, là loại ngôn ngữ mà những thuật ngữ đã được kết hợp trước khi hệ thống thông tin sử dụng

- Đặc điểm:
+ Là loại ngôn ngữ kết hợp các khía sạnh nội dung của vấn đề và khía cạnh hình thức của tài liệu
+ Kết hợp các thuật ngữ lại với nhau
+ Loại ngôn ngữ này thường là các ký hiệu phân loại, các đề mục chủ đề
+ Mỗi một ký hiệu phân loại thể hiện một khái niệm
+ Dễ dàng mô tả nội dung tài liệu
+ Cứng nhắt, thiếu tính linh hoạt, khó bổ sung những nội dung mới
Ví dụ:
510 (03) là: Từ điển toán học
Khía cạnh tri thức: Từ điển 03
Khía cạnh nội dung tài liệu: Toán học 510

Câu 15 (1,5 điểm): Ngôn ngữ hậu kết hợp là gì? Nêu đặc điểm của ngôn ngữ hậu kết hợp? Cho ví dụ

- Khái niệm: Ngôn ngữ hậu kết hợp là ngôn ngữ kết hợp sau, đó là loại ngôn ngữ mà những thuật ngữ được người sử dụng kết hợp trong quá trình tìm thông tin
- Đặc điểm:
+ Là ngôn ngữ kết hợp các khía cạnh nội dung và hình thức của tài liệu
+ Kết hợp các thuật ngữ lại với nhau
+ Do người dùng tin kết hợp để tìm được kết quả theo ý mình trong quá trình tìm tin
+ Loại ngôn ngữ này thường là các từ khóa
+ Mềm, dẻo, linh hoạt, dễ dàng sử dụng nội dung mới
+ Dễ đi đến kết hợp sai, thông tin bị phân tán không chính xác
Ví dụ:
Khi tìm cuốn sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, người đọc xác định từ khóa “văn hóa” thì sẽ cho ra kết quả đúng nếu từ khóa chính xác. Tuy nhiên dễ đi đến kết hợp

Câu 16 (2 điểm): Anh (chị) hãy cho biết ngôn ngữ tư liệu phân loại là loại ngôn ngữ như thế nào? Ngôn ngữ tư liệu phân loại có thông dụng với người dùng tin không? Vì sao loại ngôn ngữ này được sử dụng phổ biến trong các cơ quan thông tin - thư viện?

- Ngôn ngữ tư liệu phân loại:
+ Là ngôn ngữ mà các khía cạnh chính của nội dung tài liệu được cán bộ xử lý kết hợp trước, thể hiện bằng một ký hiệu phân loại nhất định, căn cứ vào một khung phân loại được sử dụng
+ Đặc điểm:
• Là ngôn ngữ có quan hệ đẳng cấp
• Mỗi một ký hiệu phân loại thể hiện một khái niệm
• Là ngôn ngữ tiền kết hợp
+ Ưu điểm: dễ dàng mô tả nội dung tài liệu
+ Nhược điểm: Cứng nhắt, thiếu tính linh hoạt, khó bổ sung những nội dung mới
- Ngôn ngữ tư liệu không thông dụng với người dùng tin nhưng nó vẫn được sử dụng phổ biến, vì để đáp ứng thói quen tìm tin khác nhau của người dùng tin khác nhau.
Nó được sử dụng trong khâu tổ chức kho mà khả năng ứng dụng của ngôn ngữ tư liệu phân loại là rộng rãi trong thư viện.
Điều đó cho thấy ngôn ngữ tư liệu phân loại không thông dụng với người dùng tin nhưng nó vẫn được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan thông tin – thư viện

Chương 5: Lưu trữ và tìm kiếm thông tin
Câu 17 (1,5 điểm): Trình bày các nguyên tắc lưu trữ thông tin

Nguyên tắc lưu trữ thông tin:
- Lưu trữ thông tin theo hình thức:
+ Dựa trên các đặc trưng về hình thức của tài liêu được thể hiện bằng các dữ liệu thư mục như: tác giả, nhan đề, các yếu tố xuất bản, cho phép mô tả và nhận dạng tài liệu một cách chính xác
+ Nguyên tắc này được áp dụng trong hệ thống mục lục chữ cái. Hệ thống mục lục chữ cái là hình thức tìm tin được tổ chức theo hình thức của tài liệu, vì trong hệ thống mục lục chữ cái các phiếu mô tả được sắp xếp theo trật tự vần chữ cái, tên tác giả, nhan đề tài liệu mà tên tác giả hay nhan chính là các đặc trưng về hình thức của tài liệu
- Lưu trữ thông tin theo nội dung tài liệu:
+ Dựa trên các đặc trưng về nội dung của tài liệu được thể hiện bằng các yếu tố: ký hiệu phân loại, từ khóa về một chủ đề cho phép lưu trữ và tìm thông tin chứa trong tài liệu
+ Nguyên tắc này được áp dụng trong hệ thống mục lục chủ đề và mục lục phân loại: là hình thức tìm tin được lưu trữ theo nguyên tắc nội dung tài liệu. Vì trong hệ thống mục lục phân loại các phiếu mô tả được sắp xếp theo ký hiệu phân loại, cho phép lưu trữ và tìm thông tin theo ký hiệu phân loại, mà ký hiệu phân loại chính là các đặc trưng về nội dung của tài liệu

Câu 18 (2 điểm): Hãy cho biết hệ thống tìm tin tư liệu là gì? Hệ thống tìm tin dữ kiện là gì? Trong hai hệ thống này hệ thống nào được sử dụng phổ biến nhất trong các cơ quan thông tin – thư viện

- Hệ thống tìm tin tư liệu:
+ Là hệ thống được xây dựng để tìm và cung cấp thông tin về tài liệu hoặc bản thân tài liệu
+ Bổ trợ cho nhu cầu của người dùng tin trong việc tìm tài liệu, khi người sử dụng yêu cầu càn thỏa mãn tìm thông tin về tài liệu thig học chỉ cần danh mục về tài liệu là đã thỏa mãn nhu cầu tin
- Hệ thống tìm tin dữ kiện:
+ Là hệ thống tìm tin được xây dựng và cung cấp bản thân các số liệu và dữ kiện cho người dùng tin được rút ra từ các loại tài liệu
+ Khi người dùng tin yêu cầu học muốn biết về nội dung tài liệu thì lúc này đòi hỏi phải có hệ thống tìm tin dữ kiện thì mới tìm được chính xác yêu cầu tin
+ Hỗ trợ cho người dùng tin các dữ kiện của một tài liệu một cách dễ dàng, đáp ứng yêu cầu tin của người dùng tin
- Hệ thống tìm tin dữ kiện không phổ biến bằng hệ thống tìm tin tư liệu trong các cơ quan thông tin thư viện. Vì:
+ Việc tổ chức nó đòi hỏi nhiều nguồn lực về kinh phí, về nhân lực, về thời gian rất tốn kém, nên không phải cơ quan thông tin thư viện nào cũng làm được
+ Do yêu cầu tin về bản thân tài liệu, yêu cầu về thông tin tài liệu thường phổ biến hơn so với yêu cầu tin về thông tin dữ kiện, vì: việc tổ chức xây dựng và duy trì các hệ thống tìm tin tư liệu dễ dàng hơn tổ chức xây dựng hệ thống tìm tin dữ kiện vì nó không đòi hỏi nhiều nhân lực
+ Hệ thống tìm tin dữ kiện thường xây dựng trong các thư viện của các cơ quan chuyên ngành: viện thông tin khoa học xã hội

Câu 19 (1,5 điểm): Các bước cơ bản của quá trình tìm tin đối với người dùng tin trực tiếp

- Bước 1: Xác định yêu cầu tin: là bước quyết định hiệu quả thực hiện những bước tiếp theo
+ Xác định mục đích sử dụng thông tin
+ Xác định một số đặc trưng của người dùng tin
+ Xác định phạm vi quét thông tin
+ Xác định mức độ xử lý thông tin, hình thức cung cấp thông tin thích hợp
- Bước 2: Xác định chiến lược tìm
+ Xác định nguồn tìm: xác định nguồn thông tin có thể tiếp cận và thứ tự ưu tiên của nguồn thông tin đó
+ Xác định mức chi tiết của người dùng tin: mức độ ưu tien của người dùng tin là tiêu chí nào, đầy đủ hay chính xác
+ Xác định cách tìm: sử dụng một biểu thức tìm hoặc kết hợp nhiều biểu thức tìm
- Bước 3: Tiến hành tìm tin theo chiến lược đã định
+ Tiến hành tìm ở các nguồn tin: cơ quan thông tin – thư viện, trung tâm phân tích tin, các ngân hàng dữ liệu của các trung tâm thông tin, các mạng thông tin
+ Tìm theo nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên phải xác định mức độ ưu tiên
- Bước 4: Phân tích, đánh giá và chọn lọc kết quả tìm

Câu 20 (2 điểm): Các bước cơ bản của quá trình tìm tin đối với người dùng tin gián tiếp? Sự khác biệt giữa quá trình tìm tin: trực tiếp và gián tiếp?

- Bước 1: Xác định yêu cầu tin: là bước quyết định hiệu quả thực hiện những bước tiếp theo
+ Xác định mục đích sử dụng thông tin
+ Xác định một số đặc trưng của người dùng tin
+ Xác định phạm vi quét thông tin
+ Xác định mức độ xử lý thông tin, hình thức cung cấp thông tin thích hợp
- Bước 2: Xác định chiến lược tìm
+ Xác định nguồn tìm: xác định nguồn thông tin có thể tiếp cận và thứ tự ưu tiên của nguồn thông tin đó
+ Xác định mức chi tiết của người dùng tin: mức độ ưu tien của người dùng tin là tiêu chí nào, đầy đủ hay chính xác
+ Xác định cách tìm: sử dụng một biểu thức tìm hoặc kết hợp nhiều biểu thức tìm
- Bước 3: Tiến hành tìm tin theo chiến lược đã định
+ Tiến hành tìm ở các nguồn tin: cơ quan thông tin – thư viện, trung tâm phân tích tin, các ngân hàng dữ liệu của các trung tâm thông tin, các mạng thông tin
+ Tìm theo nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên phải xác định mức độ ưu tiên
- Bước 4: Phân tích, đánh giá và chọn lọc kết quả tìm
- Bước 5: Biên tập, trình bày kết quả tìm và chuyển kết quả cho người dùng tin
- Bước 6: Người dùng tin đánh giá kết quả tìm: thông qua hai tiêu chí: tiêu chí đầy đủ và tiêu chí chính xác
- Bước 7: Cơ quan thông tin – thư viện đánh giá kết quả tìm và lưu lại kết quả tìm
Phân biệt
Quá trình tìm tin trực tiếp Quá trình tìm tin gián tiếp
- Do người dùng tin trực tiếp đưa ra yêu cầu - Phối hợp với cán bộ tra cứu tìm ra yêu cầu
- Không có bước thứ 5, 6, 7 - Có đầy đủ 7 bước
- Thường không tìm đúng theo yêu cầu - Đáp ứng được yêu cầu của người dùng tin
- Kết quả có thể không giống như ý muốn - Thường có kết quả chính xác hơn

Câu 21 (1,5 điểm): Tại sao khi xác định yêu cầu tin cần phải xác định một cách rõ ràng, tìm hiểu chi tiết và cụ thể?
Khi xác định yêu cầu tin cần phải xác định một cách rõ ràng, tìm hiểu chi tiết và cụ thể vì:
Đây là bước quan trọng quyết định hiệu quả hiệu quả thực hiện những bước tiếp theo. Nếu xác định sai thì sẽ quay trở lại từ đầu, làm mất thời gian công sức cho việc tìm thông tin này, tạo cho nguwoif tìm tin tâm lý không thoải mái khi tìm tài liệu và người sử dụng tin cũng cảm thấy mất lòng tin khi sử dụng tài liệu thư viện

Chương 6: Nhu cầu tin và người dùng tin
Câu 22 (2 điểm): Nhu cầu tin là gì? Trình bày các mức độ nhu cầu tin

- Khái niệm:
Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của chủ thể (cá nhân, nhóm người, chủ thể) đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì và phát triển các hoạt động của con người
- Các mức độ nhu cầu tin:
+ Nhu cầu tin được thể hiện rõ ràng:
• Người dùng tin hiểu rõ về nhu cầu tin của mình và có khả năng diễn đạt một cách độc lập các yêu cầu tin
• Yêu cầu tin là một phần nhu cầu tin của người dùng tin được thể hiện dưới dạng văn bản hoặc lời
+ Nhu cầu tin không được thể hiện rõ ràng:
• Người dùng tin không nhận thức rõ được nhu cầu của mình. Vì vậy, họ không có khả năng thể hiện yêu cầu tin một cách độc lập mà họ phải đưa ra các yêu cầu tin dưới sự tác động, hỗ trợ của cán bộ thông tin
• Do hạn chế về mặt tâm lý: tâm lý không thoải mái, sợ sệt, không biết cách diễn đạt
+ Nhu cầu tin tìm ẩn:
• Ngườ dùng tin không nhận thấy được nhu cầu của mình, người dùng tin có yêu cầu tin tìm ẩn gọi là người dùng tin tiềm năng
• Các cơ quan thông tin – thư viện cần phải tuyên truyền, giới thiệu để kích cầu những người dùng tin tiềm năng

Chương 7: Các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện
Câu 23 (1,5 điểm): Anh (chị) hãy cho biết các cơ quan thông tin thư viện có những sản phẩm và dịch vụ chủ yếu nào?

- Các sản phẩm của cơ quan thông tin –thư viện:
+ Thư mục: là tập hợp các biểu ghi thư mục có hoặc không có tóm tắt, chú giải được sắp xếp theo một trật tự xác định phản ánh các tài liệu có chung một hoặc một số dấu hiệu về nội dung và hình thức
+ Hệ thống mục lục: là tập hợp các mục lục được sắp xếp theo một trình tự nhất định, phản ánh nguồn tin của cơ quan thông tin thư viện
+ Danh mục: là một bảng liệt kê cho phép xác định thông tin của một hoặc một hóm đối tượng nào đó thuộc các lĩnh vực hoạt động xã hội hoặc khu vực địa lý
+ Cơ sở dữ liệu: là tập hợp các file, cập nhật các thông tin số hóa, biểu ghi thư mục, tóm tắt, tài liệu toàn văn hoặc là các hình ảnh…liên quan đến một chủ đề hoặc một lĩnh vực nhất định đã được tổ chức và giúp việc tìm tin được dễ dàng, nhanh chóng và được quản lý với sự trợ giúp của phần mềm hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu
¬- Các dịch vụ của cơ quan thông tin - thư viện: dịch vụ đọc tại chỗ, dịch vụ mượn về nhà, photocopy, internet, dịch vụ tra cứu opac, tìm tin theo chủ đề, hướng dẫn sử dụng thư viện, dịch vụ hỏi đáp, tìm kiếm thông tin theo yêu cầu

Chương 8: Các hệ thống thông tin
Câu 24 (1,5 điểm): Trình bày các thành phần cơ bản của một hệ thống thông tin
Có 3 thành phần cơ bản:
- Đầu vào: bao gồm các yếu tố được thu thập vào hệ thống để xử lý
Ví dụ: vật liệu thô, năng lượng, dữ liệu, nguồn nhân lực bảo đảm cho các quá trình xử lý
- Xử lý: bao gồm các quá trình xử lý, chế biến để biến các yếu tố vào thành các yếu tố vào thành các yếu tố ra
Ví dụ: các quá trình sản xuất, quá trình xử lý dữ liệu hay các tính toán số học
- Đầu ra: bao gồm các phẩn tử được tạo ra từ quá trình xử lý cho mục đích cuối cùng
Ví dụ: các sản phẩm của quá trình sản xuất, các kết quả tính toán
- Ngoài ra, người ta còn đưa thêm hai thành phần liên quan đến điều khiển hệ thống là phản hồi và điều kiện
+ Phản hồi: là dữ liệu về sự hoàn thành nhiệm vụ của hệ thống
+ Điều khiển: là giám sát và đánh giá các thông tin phản hồi để xem hệ thống có hoạt động đúng hướng nhằm đạt tới mục tiêu hay không

Về Đầu Trang Go down
 
Thông Tiin Học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thông tư của Liên Bộ hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và chính sách đầu tư của Nhà nước đối với thư viện công cộng (01/12/2009)
» THÔNG BÁO CỦA ADMIN
» [b]cơ cấu hệ thống thư viện Việt Nam [/b](26/04/2010)
» các trang web chuyên ngành thư viện thông tin
» THÔNG TƯ SỐ 56/2003/TT-BVHTT NGÀY 16/9/2003 HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VỀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP THƯ VIỆN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN LỚP TV1  :: LINH MỤC UYÊN BÁC :: BOX HỌC TẬP :: TÀI LIỆU HỌC TẬP-
Chuyển đến