DIỄN ĐÀN LỚP TV1
NẾU CHƯA CÓ NICK THÌ ĐĂNG KÝ RỒI NHẮN TIN CHO ANH
số dt 0934753202
DIỄN ĐÀN LỚP TV1
NẾU CHƯA CÓ NICK THÌ ĐĂNG KÝ RỒI NHẮN TIN CHO ANH
số dt 0934753202
DIỄN ĐÀN LỚP TV1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN LỚP TV1

THÁNH ĐƯỜNG TRI THỨC
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 moi truong va con nguoi

Go down 
Tác giảThông điệp
chieutailongtrach
MOD
MOD



Tổng số bài gửi : 11
Join date : 14/12/2010

moi truong va con nguoi Empty
Bài gửiTiêu đề: moi truong va con nguoi   moi truong va con nguoi Icon_minitime6/11/2011, 10:39 am

MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

Câu 1 (2 điểm): Hãy trình bày khái niệm môi trường và sự phân loại môi trường.

Khái niệm môi trường:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người cũng như thiên nhiên.
Phân loại môi trường:
- Môi trường tự nhiên:
Gồm các nhân tố tự nhiên: vật lý, hóa học, sinh học tồn tại khách quan bao quanh con người nhưng ít nhiều chịu tác động của con người (không khí, đất, nước…)
- Môi trường xã hội:
Là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, nó định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định
- Môi trường nhân tạo:
Là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người sáng tạo nên và chịu sự chi phối của con người, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống

Câu 2 (2 điểm): Phân tích các chức năng chủ yếu của môi trường tự nhiên.

- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật, không gian này dòi hỏi phải đạt đủ những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, cảnh quan và xã hội
- Môi trường chứa đựng các nguồn tài nguyên: rừng tự nhiên, động thực vật…
- Môi trường chứa đựng các chất phế thải:
+ Chức năng biến đổi lý – hóa
+ Chức năng biến đổi sinh – hóa
+ Chức năng biến đổi sinh – học
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin:
+ Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người
+ Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm họa đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên
+ Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngọn, tôn giáo và văn hóa khác

Câu 3 (2 điểm): Nhân tố sinh thái là gì? Chúng bao gồm những nhóm nào?

Nhân tố sinh thái: là nhân tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sinh vật, gồm 3 nhóm:
- Nhân tố vô sinh: các yếu tố tự nhiên (đất, nước, không khí)
- Nhân tố hữu sinh: những cơ thể sống (thực vật, động vật, vi sinh vật)
- Nhân tố con người
Các nhân tố sinh thái này tác động lên sinh vật thông qua 4 đặc tính: bản chất của nhân tố tác động, cườn độ tác động, tần số tác động, thời gian tác động

Câu 4 (2 điểm): Trình bày những đặc điểm chủ yếu của tình hình dân số thế giới hiện nay

Sự gia tăng dân số phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tự nhiên, sinh học, kinh tế, xã hội, văn hóa của từng quốc gia và khu vực. Vì vậy, dân số của các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới có sự tăng giảm khác nhau.
- Dân số thế giới đang tăng với tốc độ và quy mô ngày càng lớn: thời gian tăng gấp đôi luôn rút ngắn
+ Thời tiền sử để dân số tăng gấp đôi cần 1000 – 2000 năm
+ Thế kỉ XVIII cần gần 200 năm
+ Từ 1 tỷ người lên 2 tỷ người chỉ trong vòng 100 năm (1830 – 1930)
- Dân số tăng không đều giữa các khu vực địa lý:
+ Vùng tăng chậm là khu vực Châu Âu, các nước thuộc Liên Xô cũ, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương, khu vực Đông Á
+ Vùng đông và tăng nhanh là Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á, Mĩ Latinh, Châu Phi
- Sự gia tăng dân số còn có sự khác nhau giữa hai nhóm nước:
+ Nhóm nước có tỷ lệ tăng thấp: các nước phát triển
+ Nhóm nước có tỷ lệ tăng cao: các nước đang phát triển
- Dân số có sự biến động theo thời gian về sự phân bố:
Nhìn chung:
Trong thế kỷ XX, mức tăng dân số ở các vùng có nền kinh tế phát triển đã giảm mạnh, ở các nước đang phát triển lại đang tăng.
Châu Á, Chấu Phi, Châu Mĩ Latinh chiếm ¾ và tốc độ gia tăng hàng năm chiếm 90% dân số toàn thế giới.

Câu 5 (2 điểm): Hãy thể hiện mối quan hệ giữa con người và môi trường bằng sơ đồ






Câu 6 (2 điểm): Bằng những hiểu biết của bản thân, hãy chứng minh những đặc điểm cơ bản của tình hình dân số Việt Nam hiện nay

Đặc điểm cơ bản của tình hình dân số Việt Nam hiện nay:
- Việt Nam là nước đông dân:
+ Thể hiện ở quy mô dân số nước ta so với diện tích đất đai và so với thế giới:
• Năm 1979 là 52,74 triệu người
• Năm 1989 là 64,41 triệu người
• Năm 1999 là 76,33 triệu người
• Năm 2009 là 85,80 triệu người
Ngoài ra còn có 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài
Dân số nước ta đông thứ 13 thế giới, thứ 7 Châu Á, thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á
+ Thể hiện ở mật độ dân số của nước ta so với thế giới:
• Mật độ dân số năm 1989 là 195 người/ km2 (thế giới là 45 người/ km2)
• Năm 1999 là 231 người/ km2
• Từ năm 2005 đến 2009 là 250-260 người/ km2 (thế giới là 48 người/ km2)
- Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên có nhiều thay đổi: thời gian tăng gấp đôi của dân số luôn được rút ngắn
• Thời kỳ 1921 – 1960 là 40 năm: từ 15,6 lên 30,2 triệu người
• Thời kỳ 1960 – 1985 là 25 năm: từ 30,2 lên 60 triệu người
• Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng trên 1 triệu người
- Dân số nước ta phân bố không đều:
• Giữa nông thôn và thành thị
• Giữa đồng bằng ven biển và trung du – miền núi
• Giữa các vùng kinh tế- sinh thái
- Cơ cấu dân số nước ta:
• Dân số nước ta thuốc loại trẻ nhưng đang có nguy cơ già hóa
• Cơ cấu dân số nước ta theo tuổi qua một số năm:
Năm 1999: dưới độ tuổi lao động là 33,10%, đang độ tuổi lao động là 61,10%, trên độ tuổi lao động là 8,11%
Năm 2009: dưới độ tuổi lao động là 24,50%, đang độ tuổi lao động là 69,10%, trên độ tuổi lao động là 13,40%
• Nước ta là quốc gia có nhiều thành phần dân tộc:
Hiện nay nước ta có 54 dân tộc, đông nhất là dân tộc kinh, các dân tộc thiểu số đông dân nhất như: Tày, Thái, Mường, Khmer, Hoa, Nùng, Hmông, Dao, Chăm, Sán dìu. Những dân tộc còn lại có số dân dưới 100.000 người

Câu 7 (2 điểm): Nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của con người bao gồm những loại nào? Cho biết các nguồn cung cấp thức ăn tạo dinh dưỡng chủ yếu cho con người?

- Nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của con người:
+ Nhu cầu về vật chất: gồm có ăn, uống, ở, mặc, đi lại, các khoản thu nhập…
• Nhu cầu về lương thực thực phẩm
• Nhu cầu về nhà ở
+ Nhu cầu về tinh thần: đi du lịch, hoạt động TDTT-VHNT, nghe và xem thông tin, nghe ca nhạc, học hành, đọc sách báo, chữa bệnh…
- Các nguồn cung cấp thức ăn tạo dinh dưỡng chủ yếu cho con người:
+ Những thức ăn tạo protit: thịt, sữa, trứng, hải sản và các loại rau đậu
+ Những thức ăn cung cấp năng lượng gluxit: các loại ngủ cốc, các loại củ, đường, mật ong và các loại trái cây
+ Những thức ăn dự trữ chất béo lipit: dầu ăn, thịt mỡ, bơ
+ Những thức ăn giàu vitamin và muối khoáng: các loại thịt, gan, trứng, sữa, pho mat, rong biển, hoa quả

Câu 8 (2 điểm): Để đáp ứng các nhu cầu của mình, con người đã tiến hành các hoạt động sản xuất chủ yếu nào? Các hoạt động đó đã tác động tới tài nguyên và môi trường ra sao?

Các hoạt động sản xuất của con người:
- Các hoạt động sản xuất nông nghiệp (nông – lâm – ngư nghiệp)
+ Trồng trọt: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp
+ Trồng và khai thác rừng
+ chăn nuôi: gia súc, gia cầm
+ Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản
Tác động:
Ảnh hưởng tới tài nguyên đất, làm giảm diện tích rừng, gây ô nhiễm nguồn nước, phá hủy một số hệ sinh thái tự nhiên, ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, vốn đầu tư
- Hoạt động sản xuất công nghiệp: thăm dò, khai thác, chế biến và chế tạo
Tác động:
• Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhưng cũng làm cạn kiệt nhanh chóng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường
• Tạo ra những tiền đề khoa học và vật chất để đấu tranh có hiệu quả với các hậu quả bất lợi

Câu 9 (2 điểm): Hãy cho biết những đặc trưng và hạn chế cơ bản của nền sản xuất nông nghiệp hiện đại

- Đặc trưng:
+ Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất như: điện khí hóa, cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, sinh học hóa ngày càng được tăng cường áp dụng
+ Nhờ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, con người đã hạn chế được những ảnh hưởng của tự nhiên, chủ động hơn trong hoạt động nông nghiệp, tạo ra nhiều giống cây con mới có năng suất và hiệu quả kinh tế cao
- Hạn chế:
Ảnh hưởng tới tài nguyên đất, làm giảm diện tích rừng, gây ô nhiễm nguồn nước, phá hủy một số hệ sinh thái tự nhiên, ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, vốn đầu tư


Câu 10 (2 điểm): Hãy cho biết những đặc trưng và hạn chế cơ bản của nền sản xuất công nghiệp hiện nay

Đặc trưng:
- Xu hướng thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp:
+ Thay đổi ngành khai thác và ngành chế biến
+ Tăng tỷ lệ ngành chế tạo máy, hóa chất và điện
+ Có sự thay đổi trong từng ngành công nghiệp
- Xu hướng phát triển chủ yếu trong cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ:
+ Sự biến đổi về công nghệ sản xuất
+ Biến đổi về tư liệu lao động
+ Biến đổi về cơ sở năng lượng
- Nền công nghiệp ngày càng hiện đại, có cơ cấu ngày càng đa dạng
- Công nghiệp ngày càng thể hiện vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội:
+ Cung cấp tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành kinh tế
+ Tạo ra sản phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu của xã hội
+ Khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phân công lao động xã hội, tạo việc làm tăng thu nhập…
- Sản xuất ngày càng tác động vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường:
+ Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhưng cũng làm cạn kiệt nhanh chóng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường
+ Tạo ra những tiền đề khoa học và vật chất để đấu tranh có hiệu quả với các hậu quả bất lợi
Hạn chế:
- Làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn TNTN
- Gây ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
- Gây ra sự mất cân đối và khoảng cách về trình độ phát triển giữa các quốc gia và đáng tiếc tạo ra sự bất bình đẳng về mặt xã hội

Câu 11 (2 điểm): Chất lượng cuộc sống là gì? Chất lượng cuộc sống được thể hiện qua các chỉ tiêu nào

- Chất lượng cuộc sống:
Là điều kiện được cung cấp đầy đủ và tiện nghi về nhà ở, đi lại, giáo dục, dịch vụ y tế, lương thực thực phẩm, vui chơi giải trí…làm cho con người dễ dàng đạt được hạnh phúc, an toàn cho gia đình, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần
- Các chỉ tiêu của chất lượng cuộc sống:
+ Nhóm vật chất: bao gồm số lượng, chất lượng các nhu cầu cơ bản về vật chất của con người như: lương thực thực phẩm, nước uống, không khí trong lành, nhà ở
+ Nhóm tinh thần: bao gồm số lượng, chất lượng các nhu cầu cơ bản về tinh thần của con người như: giáo dục, sức khỏe, các phương tiện y tế, việc làm và điều kiện làm việc, an toàn xã hội, giao thông, vui chơi giải trí


Câu 12 (2 điểm): Hãy trình bày khái niệm và sự phân loại tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên thiên nhiên:
Là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất, chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng
- Phân loại TNTN: dựa vào phương thức và khả năng tái tạo chia ra thành các loại sau:
+ Tài nguyên có thể hao kiệt: tài nguyên không thể phục hồi (khoáng sản) và tài nguyên có thể phục hồi (đất, nước…)
+ Tài nguyên không bị hao kiệt (gió, ánh sáng mặt trời…)

Câu 13 (2 điểm): Hãy trình bày ngắn gọn đặc điểm hiện trạng khai thác và tình hình sử dụng các loại TNTN trên thế giới hiện nay

- Các loại TNTN hiện nay đang được khai thác với tốc độ ngày càng nhanh, quy mô ngày càng lớn, khả năng ngày càng mở rộng để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng với nhiều mục đích khác nhau của con người
- Về cơ bản các loại TNTN thuộc nhóm không thể phục vụi được, đang cạn kiệt một cách nhanh chóng
- Bên cạnh một số nguồn tài nguyên cổ truyền thì hiện nay con người đã thăm dò, khai thác và sử dụng nhiều loại tài nguyên mới
- Các nước phát triển sử dụng nhiều tài nguyên khai thác được, còn các nước đang phát triển khai thác được chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu

Câu 14 (2 điểm): Thế nào là sự ô nhiễm môi trường? Tình trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới diễn ra như thế nào? Nguyên nhân chung của tình trạng đó?
- Ô nhiễm môi trường:
Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật
- Các vấn đề ô nhiễm môi trường:
+ Nước, không khí, đất, ô nhiễm nhiệt, ô nhiễm tiếng ồn
+ Tình trạng ô nhiễm của các thành phần môi trường trên ngày càng tăng cả về quy mô, tốc độ, thành phần và phạm vi ảnh hưởng
- Nguyên nhân:
+ Do thiên nhiên (thiên tai):
Các loại thiên tai gây ra sự tàn phá hay hủy diệt một số HST, suy giảm TNTN, gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, thiệt hại về tài sản và tính mạng của con người (động đất, sóng thần, núi lửa, cháy rừng, lũ lụt, bão, hạn hán…)
+ Do con người:
• Dân số tăng nhanh (tăng các nhu cầu, tăng khai thác, tăng chất thải trong cuộc sống hàng ngày)
• Chiến tranh
• Sự gia tăng các hoạt động sản xuất và chất thải từ các ngành kinh tế
• Ý thức và hành vi của con người trong khai thác, sử dụng và bảo vệ MTTN
• Trình độ của con người (thiếu hiểu biết hoặc lạm dụng tiến bộ của khao học kỹ thuật vào khai thác)

Câu 15 (2 điểm): Chiến lược toàn cầu về bảo vệ môi trường nhấn mạnh những mục tiêu cơ bản nào?
Chiến lược toàn cầu về bảo vệ môi trường:
- Phải duy trì các quá trình sinh thái quan trọng của các hệ đảm bảo sự sống
- Phải bảo tồn tính đa dạng di truyền
- Phải sử dụng bền vững bất kỳ một hay một hệ sinh thái

Câu 16 (2 điểm): Thế nào là sự phát triển bền vững? Hãy trình bày các mục tiêu về sự phát triển bền vững bằng sơ đồ

Phát triển bền vững: là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến độ xã hội và bảo vệ môi trường.
Kinh tế



Phát triển
bền vững


Xã hội Môi trường

Câu 17 (2 điểm): Cho biết các lĩnh vực ưu tiên để phát triển bền vững môi trường ở Việt Nam

Phát triển biền vững về môi trường:
- Chống tình trạng thoái hóa đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất
- Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước
- Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm bền vững tài nguyên khoáng sản
- Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển
- Bảo vệ và phát triển rừng
- Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
- Bảo tồn đa dạng sinh học
- Thực hiện các biện pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của khí hậu, phòng chống thiên tai

Câu 18 (2 điểm): Giáo dục môi trường là gì? Mục tiêu của giáo dục môi trường ở Việt Nam

- Giáo dục môi trường: là một quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết và quan tâm trước những vấn đề môi trường, bao gồm kiến thức, thái độ, hành vi, trách nhiệm và kỹ năng để tự mình cùng với tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường trước mắt cũng như lâu dài
- Mục tiêu của GDMT:
+ Về nhận thức:
Giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết những khái niệm cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường
+ Về thái độ hành vi:
Có được những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường
+ Kỹ năng hành động:
Có được những kỹ năng giải quyết và thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia, thể hiện tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề môi trường và có hành động thích hợp giải quyết vấn đề

Câu 19 (2 điểm): Cách thức tiếp cận giáo dục môi trường ở Việt Nam đề cập tới ba nội dung nào?

Cách tiếp cận trong giáo dục môi trường:
- Giáo dục về môi trường (kiến thức và nhận thức):
• Cung cấp những hiểu biết về hệ thống tự nhiên và hoạt động của nó
• Nêu ra những tác động của con người tới môi trường
• Xây dựng việc nghiên cứu môi trường và những kỹ năng tư duy để quản lý môi trường
- Giáo dục trong môi trường (kỹ năng hành động):
• Tạo điều kiện cho việc học tập và thực hành trong thực tế môi trường
• Xây dựng những kỹ năng đánh giá, thu thập và phân tích dữ liệu từ thực tế
• Định hướng đưa ra các quyết định môi trường và đề xuất giái pháp bảo vệ môi trường
- Giáo dục vì môi trường (Ý thức, thái độ, tình cảm):
• Xây dựng một nền giáo dục trong môi trường và về môi trường
• Phát triển quan niệm và trách nhiệm vì môi trường
• Hình thành đạo đức môi trường
• Xây dựng cơ và kỹ năng trong việc tham gia cải thiện môi trường
• Lựa chọn phong cách sống thích hợp, hài hòa với môi trường và sử dụng khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Câu 20 (2 điểm): Phạm vi giáo dục môi trường ở Việt Nam tập trung ở những lĩnh vực và đối tượng nào?

Phạm vi giáo dục môi trường ở Việt Nam:
- Lĩnh vực: Giáo dục trong tất cả mọi lĩnh vực (tự nhiên, xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị)
- Các đối tượng:
Tất cả mọi thành phần trong xã hội, tất cả các lứa tuổi, tất cả mọi nghề nghiệp đều là đối tượng của việc GDMT

Câu 21 (2 điểm): Các biện pháp chủ yếu để giáo dục môi trường ở Việt Nam là gì?
- Đưa giáo dục môi trường vào tất cả các cấp học
- Kết hợp giáo dục môi trường vào tất cả các môn học cốt lõi ở tất cả các cấp, bậc học
- Thực hiện giáo dục môi trường bằng phương pháp hiện đại
- Cung cấp kiến thức về môi trường và rèn luyện kỹ năng bảo vệ môi trường
- Tổ chức và tích cực tham gia cùng với cộng đồng các hoạt động bảo vệ môi trường trong và ngoài cơ quan
- Lúc nào cũng phải chú ý tạo ra thái độ đúng và tinh thần trách nhiệm cao đối với việc bảo vệ môi trường
- Trong GDMT cần ưu tiên cho đào tạo giáo viên và các bậc tiểu học, trung học

Câu 22 (2 điểm): Các mục tiêu và giải pháp chính mà Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước là gì?
- Mục tiêu:
+ Ngăn ngừa, hạn chế gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường
+ Khắc phục sự cố môi trường
+ Xây dựng nước ta có môi trường tốt, đảm bảo sự phát triển bền vững
- Giải pháp:
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và nhiệm vụ BVMT
+ Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
+ Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường
+ Áp dụng các biện pháp kinh tế trong BVMT
+ Tạo ra sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường
+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực về môi trường
+ Mở rộng và nâng cao hiểu quả hợp tác quốc tế về môi trường

Câu 23 (2 điểm): Lý do của việc ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”?

- Môi trường nước ta vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn:
+ Bên cạnh các vấn đề môi trường do chiến tranh và lịch sử để lại thì các vấn đề môi trường mới nảy sinh do quá trình phát triển lại diễn ra một cách bức xúc
+ Việc thực thi luật bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh chưa nghiên túc
- Nhận thức về bảo vệ môi trường của nhiều cấp ủy, lãnh đạo các cấp, các ngành doanh nghiệp và một bộ phận lớn dân cư vẫn còn nhiều hạn chế:
+ BVMT chưa biến thành ý thức, nếp sống của người dân
+ Nhiều thói quen gây ô nhiễm môi trường vẫn còn phổ biến
+ Nhiều Bộ ngành và địa phương chỉ coi nặng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, coi nhẹ chỉ tiêu môi trường
- Nhiều nội dung trong kế hoạch chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 41 của các bộ ngành và địa phương thực hiện chậm, chưa đánh giá kiểm tra để khắc phục.
Việ thực hiện các quy định BVMT trong chiến lược quy hoạch, kế hoạch chương trình phát triển kinh tế xã hội làm chưa tốt

Về Đầu Trang Go down
 
moi truong va con nguoi
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ANH TRUNG KHAI TRƯƠNG LUÔN NÈ
» CẢM ƠN ANH ( ANH SẼ LÀ NGƯỜI RA ĐI )
» VIẾT CHO NGƯỜI ĐẾN TRƯỚC ( GỬI TẶNG CÁC BẠN GÁI )
» Quyết định 13/2008/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Quy chế mẫu tổ chức và hoạt động thư viện trường đại học
» GIỌNG HÁT LAY ĐỘNG CẢM XÚC LÒNG NGƯỜI _ TRẦN NGUYỄN UYÊN LINH

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN LỚP TV1  :: LINH MỤC UYÊN BÁC :: BOX HỌC TẬP :: TÀI LIỆU HỌC TẬP-
Chuyển đến