DIỄN ĐÀN LỚP TV1
NẾU CHƯA CÓ NICK THÌ ĐĂNG KÝ RỒI NHẮN TIN CHO ANH
số dt 0934753202
DIỄN ĐÀN LỚP TV1
NẾU CHƯA CÓ NICK THÌ ĐĂNG KÝ RỒI NHẮN TIN CHO ANH
số dt 0934753202
DIỄN ĐÀN LỚP TV1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN LỚP TV1

THÁNH ĐƯỜNG TRI THỨC
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN ( TT)

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 165
Join date : 11/12/2010

NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN ( TT) Empty
Bài gửiTiêu đề: NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN ( TT)   NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN ( TT) Icon_minitime5/4/2011, 8:20 pm

- Thư viện khoa học xã hội:
Thư viện khoa học xã hội là thư viện đa ngành về khoa
học xã hội và nhân văn, là trung tâm tàng trữ sách từ cổ chí
kim trong nước và ngoài nước, những tư liệu có giá trị khoa
học như: Triết học, chính trị học, chính trị kinh tế học, văn
học, nghệ thuật, ngôn ngữ, sử học, luật học, khảo cổ học,
dân tộc học, xã hội học, giáo dục học, tâm lí xã hội, tư liệu
học, thông tin học, thư viện học, lưu trữ học...
Kho sách của thư viện khoa học xã hội (Viện thông tin
KHXH) đến nay lên đến 30 vạn bản, hơn 1000 loại tạp chí.
Trong đó có kho sách Hán Nôm là kho sách quý hiếm, có
giá trị khoa học cao gồm có 3 vạn bản lập bia, các bộ sách
thần tích, thần sắc... của các triều đại vua quan phong kiến.
Thư viện KHXH tiếp thu kho sách của trường Viễn
Đông Bác Cổ, đây là kho sách có giá trị khoa học nghiên
cứu về phương đông học, có một không hai ở Châu Á, và
đứng thứ 2 sau thư viện Pari (Pháp). Thư viện KHXH đã
trao đổi tư liệu với 30 thư viện, cơ quan nghiên cứu và Viện
hàn lâm KHXH của các nước trong khu vực và thế giới.
Thư viện KHXH (Nay là Viện Thông tin KHXH) là trung
tâm nghiên cứu khoa học thư viện, thư mục, là trung tâm
hướng dẫn nghiệp vụ cho thư viện chuyên ngành về
KHXH.
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
77
Nói tóm lại, thư viện KHXH là một trong ba thư viện
lớn nhất ở nước ta, thư viện KHXH & NV là thư viện đa
ngành về KHXH, trực tiếp phục vụ cho cán bộ nghiên cứu,
giảng dạy, nghiên cứu sinh, học sinh trong cả nước.
* Thư viện khoa học chuyên ngành
Thư viện khoa học chuyên ngành khác với thư viện khoa
học tổng hợp, thư viện khoa học đa ngành. Thư viện khoa học
chuyên ngành chỉ phục vụ cho các nhà khoa học, các chuyên
gia trong một cơ quan, một viện nghiên cứu, cho một ngành
khoa học xác định, thoả mãn nhu cầu nghiên cứu đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ, chức năng và mục tiêu hoạt động của một đơn
vị quản lí nhà nước, trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo
dục, y tế, quốc phòng... Phần lớn các thư viện chuyên ngành
còn gắn liền với cơ quan khoa học, các cơ sở sản xuất, các
nhà máy, xí nghiệp, cơ quan thiết kế, xây dựng... phụ thuộc
vào kế hoạch chuyên môn của một ngành cụ thể.
Căn cứ vào kho sách chuyên môn hoá, căn cứ vào nhiệm
vụ, chức năng của của thư viện khoa học chuyên ngành
chúng ta có thể phân làm hai loại:
1/ Thư viện khoa học chuyên ngành của các bộ, các
ngành, các Viện nghiên cứu, các trường đại học...
2/ Thư viện chuyên ngành có tính chất phục vụ sản xuất
như - thư viện kĩ thuật của các cơ quan chế tạo, thiết kế,
các xí nghiệp.
- Thư viện Y học Trung ương
Ở nước ta đã hình thành và phát triển mạng lưới thư viện
y tế từ trung ương đến các địa phương gồm: Thư viện y học
trung ương, thư viện các viện, các cơ quan nghiên cứu khoa
học của ngành y tế trực thuộc Bộ Y tế, thư viện các bệnh viện
từ trung ương, đến các tỉnh, thành phố, quận huyện... thư viện
các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, y khoa, dược
khoa, các trường bổ túc bác sỹ và cán bộ quản lí, cán bộ
phòng bệnh và chữa bệnh, các nhà máy, xí nghiệp thiết bị y
cụ, dược phẩm...
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
78
Đứng đầu mạng lưới thư viện y tế trong cả nước là thư
viện y học trung ương trực thuộc Bộ y tế; có 3 chức năng cơ
bản:
1/ Trung tâm tàng trữ tài liệu sách báo về y học, dược
học trong nước và nước ngoài, đồng thời có nhiệm vụ trao
đổi sách báo của ngành với các nước trên thế giới.
2/ Trung tâm Thông tin-Thư viện
Thư mục của toàn ngành, thường xuyên thông báo những
thành tựu khoa học và công nghệ mới nhất trên lĩnh vực y
học và dược học, những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến trong
nước và trên thế giới cho cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, cán
bộ quản lí và lãnh đạo của ngành y tế, thiết thực áp dụng
những thành tựu và kinh nghiệm tiên tiến vào công tác phòng
bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.
3/ Trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ, xây dựng, củng cố,
phát triển mạng lưới thư viện y học, dược học trong cả
nước.
4/ Tin học hoá công tác thông tin tư liệu, xây dựng
CSDL tài liệu y học và dược học có trong kho của thư viện y
học trung ương.
Thư viện y học trung ương có kho sách, tạp chí y học,
dược học trong nước và ngoài nước đầy đủ nhất ở Việt nam,
gần 90 vạn bản, hơn 1.300 loại tạp chí, thuộc 14 thứ tiếng,
các luận án tốt nghiệp bác sĩ, dược sĩ cao cấp bảo vệ ở Hà
Nội, các luận án TS, PTS bảo vệ ở ngoài nước, hơn 7500
luận án nước ngoài qua con đường trao đổi và tặng biếu62.
Đặc biệt là ấn phẩm định kì cập nhật thông tin mới của các
nước: Nga (Liên xô cũ), Trung quốc, Đức, Hungari, Rumani,
Tiệp khắc, Bungari, Pháp, Anh, Mỹ, Ấn Độ...đây là các loại
tạp chí chuyên môn hiện đại của ngành y học, dược học trên
thế giới, có tác dụng to lớn trong nghiên cứu, ứng dụng khoa
học y tế ở nước ta.
62 Bản tin y học, Số 3.1991, tr 4-5 “Thư viện y học Trung ương”
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
79
- Thư viện khoa học chuyên ngành quân đội
Hệ thống thư viện quân đội nhân dân Việt nam - là cơ
quan văn hoá, giáo dục thông tin của quân đội, là công cụ
giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng trong quân đội, là cơ sở
nghiên cứu khoa học, là bộ phận nâng cao trình độ văn hoá,
kĩ thuật công nghệ mới về quân sự cho cán bộ và chiến sỹ,
đáp ứng nhu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Hệ thống thư viện quân đội
góp phần tích cực, thiết thực xây dựng quân đội trong thời kì
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thời kì mở cửa, hợp
tác, hữu nghị, phát triển và đấu tranh chống các thế lực thù
địch thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ
chế độ XHCN ở nước ta. Mặt khác các loại hình thư viện
quân đội tham gia vào đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn
hoá, góp phần bảo vệ cái hay, cái đúng, cương quyết chống
lại các tư tưởng lệch lạc, loại bỏ các văn hoá phẩm xấu, độc
hại, không cho chúng xâm nhập vào môi trường quân đội,
khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, khẳng định thành
quả cách mạng, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân
dân, thực hiện chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc.
Hệ thống thư viện quân đội gồm có hai mạng lưới - mạng
lưới thư viện khoa học và mạng lưới thư viện phổ thông (thư
viện đơn vị). Theo thống kê toàn quân có 53 thư viện:
10 thư viện có vốn tư liệu từ 10 vạn đến 40 vạn bản
13 thư viện có vốn tư liệu từ 2 vạn đến 10 vạn bản
14 thư viện có vốn tư liệu từ 1 vạn đến 2 vạn bản
16 thư viện có vốn tư liệu từ 4 nghìn đến 1 vạn bản
Có 330 phòng đọc cấp sư đoàn, trung đoàn, 620 tủ sách
phòng Hồ Chí Minh63
Thư viện quân đội là thư viện trung tân ngành , thư
viện quân đội có chức năng tàng trữ sách báo, tạp chí trong
nước và nước ngoài có kho sách hơn 30 vạn bản, 1500 loại
báo và tạp chí, có 10.000 bạn đọc. Thư viện quân đội đã phục
63 Báo cáo củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thư viện, sách báo trong
quân đội. Hội nghị VHVN toàn quân 12/1995. 12 trang in máy vi tính
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
80
vụ hơn 200.000 lượt bạn đọc với gần 400.000 lượt tài liệu,
trong đó tài liệu quân sự chiếm gần 40%64.
Thư viện quân đội là Trung tâm Thông tin-Thư viện-Thư
mục, đã biên soạn đủ các loại hình thư mục như phê bình
sách, thư mục giới thiệu, thư mục chuyên đề...
Thư viện quân đội là trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ cho
hệ thống thư viện toàn quân. Từ năm 1987 đến nay đã mở 25
lớp bồi dường nghiệp vụ cho 728 cán bộ thư viện, tập huấn
cho 537 người. Ngoài ra thư viện còn cử cán bộ trực tiếp đến
thư viện đơn vị cơ sở để hướng dẫn về kĩ thuật nghiệp vụ.
Năm 1992, thư viện quân đội đã được trang bị máy vi
tính, máy sao chụp nhân bản, đã xây dựng CSDL gần 2000
phiếu nhập tin vào máy tính điện tử chuyên đề tài liệu về
chiến thắng Điện Biên Phủ. Để từng bước tin học hoá công
tác thông tin thư viện của thư viện quân đội, các phòng chức
năng và các phòng đọc đang có kế hoạch hoàn thiện bộ máy
tra cứu truyền thống tiến tới phục vụ tra cứu tìm tin thông qua
hệ thống máy tính, đồng thời cài đặt chương trình tổ chức
quản lí bạn đọc.
- Hệ thống thư viện chuyên ngành giáo dục và đào tạo
Thư viện các trường đại học và cao đẳng góp phần đào
tạo đội ngũ cán bộ, chuyên gia cho các ngành kinh tế, văn
hoá, khoa học tự nhiên, kĩ thuật, công nghệ, khoa học xã hội
và nhân văn, y tế, quốc phòng...
Thư viện các trường đại học và cao đẳng thực hiện chức
năng quan trọng là Trung tâm Thông tin-văn hoá-khoa học
của các trường đại học và cao đẳng, phục vụ cho công tác
đào tạo và nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất
lượng học tập, giảng dạy cuả thầy giáo và học sinh.
Thư viện trường đại học và cao đẳng sưu tầm, bổ sung
sách báo phục vụ sinh viên theo ngành học, lớp học, năm học
thích hợp với chương trình kế hoạch đào tạo của nhà trường.
Phục vụ sách cho sinh viên đại học và cao đẳng không chỉ
hạn chế trong việc cung cấp sách giáo khoa và giáo trình.
64 Thượng tá, PTS Mạc Văn Trọng. Thư viện quân đội trong những năm đổi mới. Tập
san thư viện, số 4/1994, tr.5-8
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
81
Nhiệm vụ của thư viện trường đại học và cao đẳng là gây cho
sinh viên hứng thú đối với sách báo nghiên cứu khoa học,
nhằm mở rộng tầm hiểu biết khoa học, và những kiến thức
chuyên môn, trau dồi thói quen độc lập nghiên cứu. Để đạt
được mục đích đó, thư viện cần tổ chức các nhóm điểm sách
trong sinh viên, bồi dưỡng cho sinh viên kiến thức về thư viện
- thư mục - thông tin.
Thư viện các trường đại học sư phạm và cao đẳng sư
phạm là loại hình thư viện khoa học nằm trong loại hình thư
viện các trường đại học nói chung. Có nhiệm vụ và chức năng
tàng trữ sách báo, luân chuyển sách báo đến tay thầy giáo và
học sinh, là trung tâm thông tin-thư viện-thư mục, trung tâm
nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực thư viện, thư mục thông tin
các trường đại học và cao đẳng. Phục vụ các công trình
nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp trường, phục
vụ nâng cao chất lượng giảng dạy sản xuất của các tổ bộ
môn, các phòng thí nghiệm.
Hệ thống thư viện chuyên ngành giáo dục phổ thông, thực
chất là thư viện trường học, là trung tâm văn hoá, thông tin tư
liệu của nhà trường, nó trực tiếp góp phần thực hiện chương
trình đào tạo của nhà trường, nếu không có thư viện thì không
thể giảng dạy, học tập tốt được. Thư viện trường học là cơ sở
vật chất quan trọng của nhà trường phổ thông. Số lượng thư
viện trường học phổ thông rất lớn: 13.000 thư viện phổ thông
các cấp, phục vụ cho 11,5 triệu học sinh; 200 thư viện trường
bổ túc văn hoá tập trung (Không kể tại chức) phục vụ 6,7 vạn
học sinh, 160 thư viện trường sư phạm và bồi dưỡng các cấp,
phục vụ cho 26 vạn học sinh. Ngoài ra thư viện còn phục vụ
cho 40 vạn giáo viên, cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lí, chỉ
đạo giáo dục phổ thông.
Đặc điểm kho sách của thư viện trường phổ thông bao
gồm: Sách giáo khoa, giáo trình cho học sinh, sách hướng
dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên, sách tham khảo đọc
thêm và các tư liệu phục vụ giảng dạy và học tập, phù hợp
với mục tiêu đào tạo của các loại trường.
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
82
Tính chất hoạt động của thư viện trường học là phục vụ
theo chương trình năm học, theo môn học và theo học kì...
Xuất phát từ đối tượng phục vụ, đặc điểm kho sách, tính
chất hoạt động của thư viện, chúng ta có thể chia hệ thống
thư viện trường học phổ thông làm 3 mạng lưới khác nhau:
1/ Mạng lưới thư viện trung tâm của các cấp quản lí
giáo dục phổ thông từ Bộ, tỉnh, thành phố, huyện...
2/ Mạng lưới thư viện các trường sư phạm và bồi dưỡng
chuyên ngành giáo dục phổ thông như thư viện trung học
sư phạm (10+3,10+2,12+2), thư viện sư phạm mẫu giáo,
trường bồi dưỡng, trường cán bộ quản lí.
3/ Mạng lưới thư viện trường phổ thông gồm có: thư
viện trường phổ thông cơ sở (cấp1,2), thư viện trường phổ
thông trung học(cấp3).
Hệ thống thư viện chuyên ngành giáo dục phổ thông gồm
có 3 mạng lưới theo mô hình của khoa học sư phạm, nhưng
thực chất nó vẫn nằm trong hai loại hình: thư viện khoa học
và thư viện phổ thông.
II.1.4.3 Các loại hình thư viện trong tương lai
Trong thời đại ngày nay công nghệ thông tin đã trở thành
vũ khí lợi hại, thứ vũ khí vô hình “lưỡi kiếm thần” của sự
phát triển nhanh kinh tế xã hội. Vì tài nguyên thông tin đã trở
thành sức mạnh vật chất của mỗi quốc gia. Thông tin là trí
tuệ, là kinh tế, là chính trị, là sức mạnh. Thống trị tài nguyên
thông tin là thống trị kinh tế. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
là” quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản
xuất kinh doanh, dịch vụ, quản lí kinh tế, quản lí xã hội, từ sử
dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ
biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và
phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công
nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ tạo ra năng suất lao
động xã hội cao”.
Vì vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì
phải “tin học hoá quốc gia” và hiện đại hoá công nghiệp
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
83
công nghệ thông tin là vô cùng cấp thiết và là chiến lược
hàng đầu.
Tác động của việc áp dụng công nghệ thông tin mới đến
thư viện tương lai phụ thuộc vào hai yếu tố: Công nghệ tin
học và phạm vi ứng dụng nó.
Trên cơ sở hai yếu tố này sẽ xuất hiện 4 loại hình thư
viện: thư viện điện tử, thư viện đa phương tiện, thư viện số và
thư viện ảo.
Như thế nào là thư viện điện tử?. Chúng ta có thể khái
niệm thuật ngữ thư viện điện tử để chỉ các hệ thống thư viện
mà các quá trình hoạt động, các chức năng cơ bản của thư
viện có bản chất điện tử: sử dụng máy tính và các phương
tiện tự động hoá hỗ trợ khác như bảng tra trực tiếp, tìm văn
bản đầy đủ, lưu các biểu ghi tự động hoá, ra quyết định bằng
máy tính... Đặc điểm của thư viện điện tử là sử dụng phổ biến
các phương tiện điện tử trong việc nhập tin, lưu trữ, bảo quản,
tìm tin và cung cấp thông tin.
Hiện nay nhiều
thư viện của các
nước phát triển đang
bắt đầu áp dụng
công nghệ thông tin
xây dựng thư viện
điện tử. Trong khu
vực điển hình là thư
viện Tampines ở
Singapor - đây là thư
viện áp dụng công
nghệ tin học cao. Thư viện này cung cấp các phương tiện cho
phép xem vô tuyến vệ tinh, truyền hình cáp, tiếp cận đến các
CSDL quốc tế và dịch vụ thư viện tại nhà, các trạm tương tác
CD-I (Compac Disk - Interactive), các trạm để xem phim,
mục lục tiếp cận công cộng trực tuyến (Online Public access
catalogue) và hệ thống cho mượn tự động. Ở nước ta, có thể
xây dựng thư viện điện tử trong tương lai gần hay xa hoàn
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
84
toàn phụ thuộc chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ
thông tin (tin học hoá quốc gia). Chúng ta cũng phải khẳng
định rằng, trong thư viện điện tử, sách truyền thống sẽ tiếp
tục tồn tại cùng với các ấn phẩm điện tử. Vì thư viện điện tử
vẫn cần sự giúp đỡ của cán bộ thư viện (yếu tố con người) sử
dụng một phần mềm tương tác có khả năng mô phỏng, kĩ
năng của con người trong các lĩnh vực cụ thể.
Thư viện đa phương tiện.
Thư viện đa phương tiện là thư viện sử dụng nhiều công
cụ, phương tiện lưu trữ thông tin và tri thức khác nhau: Giấy,
vi phim, đĩa CD-ROM... Về cơ bản thư viện đa phương tiện
giống như thư viện truyền thống, sẽ chứa sách cùng với thông
tin được lưu trữ trên Video, băng video, đĩa compac, viphim,
đĩa video, phần mềm máy tính... Quá trình tổ chức và quản lí
thư viện đa phương tiện cũng sẽ giống như thư viện truyền
thống: Chủ yếu là thủ công, việc tìm tin cũng thủ công: sử
dụng các bảng tra bằng phiếu, vi phim, vi phiếu... trong thư
viện đa phương tiện sử dụng máy tính song chúng không thể
tự động hoá hoàn toàn công tác thư viện. Do đó, tất cả các bộ
phận trong thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì
các dịch vụ thư viện.
Thư viện số65.
Thư viện số khác với hai dạng thư viện kể trên, trong thư
viện số thông tin chỉ ở dạng điện tử số dù chúng được lưu giữ
trên các phương tiện khác nhau: Bộ nhớ điện tử, đĩa quang,
đĩa từ... Như vậy ở thư viện số không có bất kì một cuốn sách
truyền thống nào. Để tiếp cận thông tin số, cần có các trạm
máy đọc đa phương tiện (special purpose multimedia
reader). Các thư viện như vậy có thể đặt ở một phòng đọc
công cộng hay một phòng dùng cho cá nhân học tập hoặc
nghiên cứu. Thông tin được tiếp cận từ xa qua modem hoặc
nhờ các mạng lưới truyền thông tự động. Điểm mạnh nhất
65 Philip Barker.- The Electronic Library, Vol.12, No4, 1994
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
85
của thư viện số là có thể tiếp cận thông tin dễ dàng và nhanh
chóng với giá rẻ. Trong khi một thư viện trường học truyền
thống chỉ có 1-2 bản sao của một cuốn sách, thư viện số có
khả năng cung cấp một số lượng không hạn chế các bản sao
với một nút bấm. Tất nhiên thư viện số cho phép tiếp cận đến
các thông tin chỉ đọc và thông tin “nhanh nhất” nghĩa là
người dùng tin có thể xem hoặc sửa đổi thông tin được lưu giữ
và được cung cấp trong phạm vi họ có quyền sử dụng. Thư
viện số sẽ tiếp tục phục vụ người dùng tin nhờ cán bộ thư
viện. Hơn nữa do nhiều người dùng tin sẽ tiếp cận từ xa nên
phải có các cơ chế lựa chọn để tiếp cận đến các dịch vụ. Điều
này có thể giải quyết nhờ các phương tiện thư điện tử (Email)
sẽ giúp việc liên lạc giữa bạn đọc với cán bộ thư viện.
Cán bộ thư viện dễ dàng sử dụng thư điện tử để chuyển các
thông báo, các bản tin điện tử tới bạn đọc của mình.
Thư viện ảo66.
Hệ thống thư viện ảo dựa trên công nghệ hiện thực ảo,
mà dạng đơn giản nhất của nó là gặp mặt từ xa. Công nghệ
hiện thực ảo đã được áp dụng có kết quả để xây dựng các
cảnh quan, thành phố, các phòng học, phòng thí nghiệm,
phòng hoà nhạc ảo. Hiện nay công nghệ này đang được áp
dụng xây dựng thư viện ảo. Một số thư viện ảo đã được sử
dụng dưới hình thức các sản phẩm CD-ROM bao gói, hầu hết
các hệ thống tiên tiến nhất chỉ tồn tại trong những hệ thống
máy tính tinh vi có các thiết bị truyền thông hiện đại hỗ trợ.
Để tiếp cận đến các thư viện ảo, cần có các giao diện hai
chiều dựa vào các trạm máy tính truyền thống, hoặc các giao
diện ba chiều có các màng hình chữ to và các thiết bị ngoại vi
trợ giúp. Ở các thư viện ảo, bạn đọc có thể mượn sách từ xa,
không đến thư viện bằng cách dùng các bảng tra hoặc mục
lục để chọn sách và đọc (tất nhiên sách chỉ có trong máy tính
và trong bộ nhớ của máy đọc).
Nói tóm lại, thư viện là nguồn lực thông tin quan trọng,
đã tàng trữ tri thức của nhân loại từ cổ đại cho đến hiện đại,
66 Philip Barker.- The Electronic Library, Vol.12, No4, 1994
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
86
trên các vật mang tin khác nhau, đã góp phần tích cực, có
hiệu quả trong việc phát triển khoa học và công nghệ, phát
triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Thư viện sẽ tiếp tục
đóng vai trò xã hội, kinh tế, văn hoá, khoa học, kĩ thuật và sư
phạm cực kì to lớn trong hiện tại và tương lai.Trong thời đại
công nghệ thông tin phát triển, thư viện cũng được thay đổi
về quan niệm lưu giữ và cung cấp thông tin mới. Tất nhiên
trong tương lai các hệ thống thư viện truyền thống và hệ
thống thư viện điện tử, thư viện ảo... với tính linh hoạt của
công nghệ cho phép hai hình thức thư viện trên song song tồn
tại, một số người vẫn tiếp tục sử dụng các thư viện truyền
thống, trong khi một số khác có thể dùng thư viện điện tử, thư
viện ảo..., như vậy, thư viện thoả mãn được mọi yêu cầu
dùng tin của tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã hội, từ
những người có trình độ học vấn thấp cho đến những người
có trình độ học vấn cao, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của tất
cả bạn đọc khác nhau.
II.1.5 Phục vụ bạn đọc
Công tác bạn đọc hoặc tổ chức phục vụ sách báo cho bạn
đọc và nhân dân lao động - đây là hoạt động của thư viện
thúc đẩy phát triển và thoả mãn nhu cầu, hứng thú đọc sách
của bạn đọc. Công tác bạn đọc bao gồm việc tuyên truyền,
hướng dẫn, lãnh đạo đọc sách, tổ chức những hình thức phục
vụ độc giả trong và ngoài thư viện.
II.1.5.1 Phục vụ độc giả trong thư viện
Những hình thức phục vụ bạn đọc trong thư viện là
phòng mượn và phòng đọc.
- Tổ chức công tác bạn đọc trong phòng mượn. Phòng
mượn là trung tâm hoạt động của tất cả các loại hình thư
viện. Nhiệm vụ của cán bộ thư viện là nhận đăng kí bạn đọc.
Hoàn thành mẫu đăng kí bạn đọc và cấp thẻ, sẽ giúp cho cán
bộ thư viện nắm vững lai lịch, hoạt động, tuổi tác, trình độ,
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
87
nghề nghiệp, thành phần dân tộc, nơi làm việc và nơi ở của
bạn đọc, để hướng dẫn đọc sách đúng đối tượng, đúng yêu
cầu; đồng thời giới thiệu cho bạn đọc về nội quy sử dụng thư
viện, kho sách và bộ máy tra cứu tìm tin của thư viện để bạn
đọc khai tác sử dụng có hiệu quả tài liệu,sách báo phục vụ
cho nghiên cứu, học tập và hoạt động công tác...
- Nhiệm vụ của cán bộ phòng mượn: a) nhận đăng kí bạn
đọc mới vào thư viện, nhận sách bạn đọc trả, ghi phiếu cho
độc giả mượn sách; b) mạn đàm với độc giả về những cuốn
sách đã đọc và giới thiệu sách mới; c) Cung cấp sách theo
phiếu yêu cầu (Có trong kho sách hay không).
Phòng mượn của thư viện có thể phân chia phục vụ bạn
đọc theo các hình thức sau đây:
- Phục vụ độc giả theo chức năng
- Phục vụ độc giả theo nhóm
- Phục vụ độc giả theo từng ngành khoa học.
Có hai loại phòng mượn: Phòng mượn tổng hợp trong thư
viện phổ thông công cộng và phòng mượn khoa học chuyên
ngành trong các viện nghiên cứu, các trường đại học. Những
hình thức tổ chức phòng mượn trong các trường đại học và thư
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
88
viện khoa học cần tổ chức cho bạn đọc mượn sách về nhà
theo thành phần bạn đọc: Phòng mượn cho giáo sư, phó giáo
sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ, giảng viên chính, thạc sĩ, nghiên cứu
sinh, phòng mượn cho cán bộ quản lí và lãnh đạo, cho các
phòng chức năng, phòng mượn cho cán bộ nghiên cứu, các
trung tâm, các phòng thí nghiệm... phòng mượn phục vụ sinh
viên theo chuyên ngành đào tạo từng khoa, từng bộ môn,
theo lớp, theo từng năm học: Năm thứ I,II,III.IV... Trong
phần này giới thiệu các loại hình phòng mượn, chứng minh
thư viện đã tìm mọi biện pháp phục vụ bạn đọc hợp lí và có
hiệu quả hơn.
- Phòng đọc: Tổ chức công tác độc giả trong phòng đọc -
dựa trên những nguyên tắc phục vụ có phân biệt từng nhóm
độc giả khác nhau, công tác với từng độc giả là cơ sở công
tác của phòng đọc.
Phục vụ độc giả trong phòng đọc có đặc điểm riêng của
nó. Độc giả không chỉ có quyền sử dụng kho sách của phòng
đọc mà còn được sử dụng tất cả kho sách của thư viện kể cả
những xuất bản phẩm đặc biệt quý hiếm không được mượn
về nhà. Ngoài ra độc giả được sử dụng xuất bản phẩm có
định kì, các loại sách dẫn, sách tra cứu: Bách khoa toàn thư,
từ điển, niên giám... Phòng đọc áp dụng kho mở tự chọn, do
đó độc giả phải làm quen với hệ thống sắp xếp kho sách.
Điều đó có thể đạt được bằng phương pháp xây dựng sơ đồ
sắp xếp kho, hướng dẫn cho độc giả sử dụng kho sách mở tự
chọn tài liệu trong kho.
Trong thư viện các trường đại học và cao đẳng, tổ chức
phòng đọc cho thầy giao và học sinh. Phòng đọc khoa học
cho giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ... phòng đọc tổng
hợp phục vụ cho tất cả cán bộ, công nhân viên, học sinh
trong toàn trường, phòng đọc chuyên ngành về khoa học xã
hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật và
công nghệ, sáng chế phát minh... Ngoài ra còn có những
phòng đọc chuyên môn: Giáo học pháp, phương pháp giảng
dạy đại học; phòng đọc tạp chí chuyên ngành và liên ngành,
tạp chí tóm tắt, phòng đọc microfilm, phòng đọc vi phiếu,
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
89
phòng đọc âm nhạc, phòng đọc tiếng nước ngoài, phòng đọc
sách quý hiếm, phòng đọc bản thảo, bản chép tay, phòng đọc
sách Hán nôm, phòng đọc phương pháp nghiên cứu thư viện
học, thông tin học và thư mục học...
Thống kê công tác phòng đọc và phòng mượn chính là
thống kê hoạt động cơ bản nhất của toàn thư viện, nhằm
đánh giá chất lượng, hiệu quả phục vụ của thư viện nói
chung và công tác độc giả nói riêng về tình hình luân
chuyển sách, tình hình độc giả đến thư viện nghiên cứu (kể
cả số lượng lẫn chất lượng).
Thống kê công tác ở phòng mượn và phòng đọc cần đảm
bảo 3 yêu cầu chính xác, kịp thời và đầy đủ.
II.1.5.2 Phục vụ độc giả ngoài thư viện.
Tổ chức phục vụ độc giả ngoài thư viện là phục vụ
nguyên tắc phổ cập tri thức, nhằm nâng cao dân trí. Để thực
hiện được nguyên tắc đó, nhiệm vụ của thư viện là phải tổ
chức luân chuyển sách báo đến tận tay mỗi người dân bất kì
làm việc và sống ở đâu, từ thành thị cho đến nông thôn, từ
đồng bằng cho đến vùng sâu, vùng xa, hải đảo, ở đó không có
thư viện cố định. Một số độc giả vì điều kiện lao động không
thể đến thư viện một cách đều đặn như công nhân các trạm
khai thác chế biến gỗ, các tập thể đánh cá, cán bộ vận tải
đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không dân dụng... cần
đảm bảo luân chuyển sách báo đến tay họ là nhiệm vụ quan
trọng của thư viện. Trong những năm chống Mỹ cứu nước thư
viện Việt nam đã thực hiện “sách đi tìm người”, “sách ra trận
địa pháo”, “sách trên mặt biển”,“sách trên đường Trường
Sơn”, “sách trên các chốt biên phòng”, “sách ở thành cổ
Quảng Trị”...
Tổ chức phục vụ sách báo đến mỗi điểm dân cư, mỗi gia
đình, nơi làm việc và sản xuất chỉ bằng con đường sử dụng
một cách rộng rãi các hình thức khác nhau phục vụ độc giả
ngoài thư viện. Những hình thức này đã được sử dụng rất sinh
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
90
động trong thực tế các loại hình thư viện khác nhau bao gồm:
Chi nhánh thư viện, thư viện lưu động, trạm giao sách, mượn
sách giữa các thư viện, mượn sách bằng thư, phòng mượn
quốc tế...
II.2 THÔNG TIN HỌC
II.2.1 Thông tin học là bộ môn khoa học
Thông tin học là bộ môn khoa học nghiên cứu những quy
luật của quá trình thông tin trong giao lưu xã hội.
II.2.1.1 Khái niệm thông tin.
Thông tin là toàn bộ tri thức của nhân loại được truyền
lại trong không gian và thời gian; tri thức là động lực phát
triển kinh tế xã hội trong các thời đại. Qua thông tin con
người nhận thức thế giới xung quanh và giao tiếp, trao đổi
với nhau trong đời sống xã hội. Do vạn vật luôn luôn biến
đổi, tri thức nhân loại ngày càng phong phú, đa dạng, nhu
cầu giao tiếp, trao đổi thông tin của con người ngày càng lớn,
cộng với phương tiện kĩ thuật công nghệ hiện đại, mà con
người tạo ra để có thể liên lạc, trao đổi với nhau trên bình
diện toàn cầu mà dẫn đến bùng nổ thông tin như ngày nay.
Trong bách khoa toàn thư Liên xô (cũ) xuất bản lần thứ
3. Tập 10 - đã nêu khái niệm thông tin - là tin tức truyền đi
bởi con người bằng lời nói, chữ viết hoặc phương tiện khác,
đã chứng minh giữa thế kỉ XX. Đây là khái niệm khoa học
chung, sự trao đổi thông tin giữa con người với nhau, con
người và tự động, tự động với tự động, trao đổi tín hiệu trong
thế giới động vật và thực vật, truyền các kí hiệu từ tế bào đến
tế bào, từ cơ thể đến cơ thể.
Vào những năm 50 của thế kỉ XX ở Pháp, thuật ngữ
Information được hiểu là khoa học chính xác, nghiên cứu
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
91
những vấn đề xử lí thông tin bằng máy tính điện tử..., nghiên
cứu chế tạo máy móc, dụng cụ đọc, dụng cụ điều khiển vô
tuyến điện, sử dụng máy tính điện tử nhận tin và lấy tin ra
bằng tự động...
Ở Mỹ, vào những năm 60 của thế kỉ này, documentation
thay thế bằng thuật ngữ information nghiên cứu quy luật
dòng tin, phương tiện xử lí tin bằng máy tính điện tử, sao
chụp nhân bản tài liệu, sao chụp vi phim, vi phiếu, kĩ thuật
ghi âm cơ khí, tự động hoá quá trình tóm tắt, định kí hiệu,
phân loại, mã hoá... thiết kế cấu trúc các hệ thống tìm tin.
Nhà bác học Mỹ P.Jertori xác định information nghiên cứu
dự báo trong hình thức dữ kiện... đặc biệt, kĩ thuật tính, lập
trình cho máy tính điện tử.
II.2.1.2 Thuật ngữ.
“Thông tin học” đã được hình thành từ những năm 40 của
thế kỉ XX và đã trở thành bộ môn khoa học độc lập. Trong
thời kì này đa số các công trình nghiên cứu , tập trung giải
quyết các vấn đề, hệ thống tìm tin, phương pháp phục vụ
thông tin, nghiên cứu thuật toán và lập trình gắn liền với xử lí
thông tin, thư viện, thư mục, lưu trữ... từng bước xây dựng và
hoàn thiện hệ thống thông tin - thư viện tự động hoá.
II.2.1.3 Đối tượng nghiên cứu của thông tin học.
Nghiên cứu quy luật tìm tin, các dòng tin, hệ thống tìm tin
nhân tạo gắn liền với giao lưu xã hội. Nghiên cứu quy luật
tìm tin trong hệ thống thông tin bao gồm: Công nghệ các quá
trình tìm tin, dự báo khoa học và quản lí quá trình tìm tin.
Những phương pháp và quan điểm hệ thống... để bổ trợ và
tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển, thông tin học có
mối quan hệ chặt chẽ với các bộ môn khoa học khác: Phân
tích hệ thống, nghiên cứu các công đoạn truyền thông hiện
đại, lí thuyết xác suất, lí thuyết thông tin, lí thuyết truyền
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
92
CSDL, khoa học luận, tư liệu học, thư viện học, thư mục học,
lưu trữ học...
II.2.1.4 Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của thông tin học.
Thông tin học có lịch sử phát triển hơn một thế kỉ gắn
liền với sự phát triển hệ thống viễn thông, hệ thống truyền
đại chúng, có thể chia ra ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn đầu: thông tin phát triển cùng với sự phát minh
ra điện tín năm 1837 với các kĩ thuật điện thoại, truyền
thanh, truyền hình...
Giai đoạn hai: thông tin gắn liền với sự phát triển mạch vi
điện tử và máy tính vào những năm 50 của thế kỉ XX. Cùng
với hệ thống cáp và vệ tinh, các tiến bộ tin học đã biến truyền
thanh, truyền hình thành phương tiện truyền thông đại chúng.
Giai đoạn ba: Từ năm 1985 đến nay, nhân loại đang ở
trong “kỉ nguyên thông tin toàn cầu” qua các mạng truyền
thông quốc tế (Internet) . Thông tin không chỉ là sức mạnh
kinh tế mà còn là nguồn tài nguyên đặc biệt cần thiết trong
mọi lĩnh vực văn hoá, chính trị và xã hội. Thông tin có vị trí
quan trọng như một đòn bẩy của nền kinh tế quốc dân. Trong
thời đại ngày nay, không ai không biết siêu xa lộ thông tin
thế giới Internet, mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho cả loài
người. Mọi người khắp trên thế giới có thể trao đổi thông tin
với nhau một các thuận tiện, các kho tri thức được hoà nhập
vào siêu xa lộ thông tin cho mọi người cùng sử dụng, trở
thành tài sản chung của các dân tộc trên hành tinh của chúng
ta. Có lẽ vì lí do đó, mà có người đã khẳng định: Siêu xa lộ
thông tin là biểu hiện rực rỡ nhất của nền văn minh tin học
trong thập niên cuối cùng của thế kỉ XX. (Xin lưu ý là loài
người đã trải qua 3 thời đại văn minh): Thời đại văn minh
nông nghiệp - dùng sức cơ bắp để tăng năng suất lao động;
thời đại văn minh công nghiệp - dùng cơ khí, lao động có kĩ
thuật, có kỉ luật, có năng suất cao; nền văn minh tin học,
dùng tự động hoá trên cơ sở xử lí thông tin).
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
93
II.2.2 Hoạt động thông tin thư viện thư mục là các ngành khoa học
thực nghiệm của thông tin học.
Nghiên cứu mối quan hệ tương hợp của thông tin học, thư
viện học, thư mục học với quan điểm phân tích hệ thống giao lưu
xã hội , có nghĩa là phân tích các kênh truyền tin trong xã hội.
Sự giao lưu xã hội chia làm 3 dạng thông tin sau đây:
Từ thông tin trực tiếp, dẫn đến thông tin tư liệu và thông
tin dữ kiện, phát triển những hướng cơ bản của quan điểm này
có thể trình bày sự giao lưu bao gồm:
- Thông tin trực tiếp (thông tin không hình thức, các kênh
phổ biến tin ngoài tư liệu).
- Thông tin tư liệu (Các kênh hình thức phổ biến tư liệu
bậc 1)
- Thông tin tư liệu bậc 2 hoặc thông tin thư mục (các kênh
hình thức phổ biến tin về tư liệu bậc 2)
- Thông tin dữ kiện (các kênh hình thức phổ biến quan
điểm thực tế rút ra từ tư liệu công bố và không công bố).
- Thông tin dữ kiện (các kênh phổ biến quan điểm, các
nhân tố nhận được bằng con đường xử lí logic các tư liệu công
bố và không công bố).
Như vậy, hoạt động thông tin khoa học, hoạt động thư viện
và thư mục có sự giống và khác nhau. Ở mỗi mức độ nào đó
các dạng hoạt động này có sự giao tiếp với nhau và bổ sung
cho nhau.
Thông tin học sử dụng những quy luật và các phương pháp
do thư viện học và thư mục học nghiên cứu vạch ra. Ví dụ
những quy luật phân tán, phát triển nhanh chóng lạc hậu các
ấn phẩm khoa học ..., áp dụng kết quả nghiên cứu phân loại
thư viện - thư mục để xây dựng ngôn ngữ tìm tin, những
phương pháp và hình thức phục vụ thông tin.
Thư viện học và thư mục học áp dụng những kết quả
nghiên cứu của thông tin học về các quan điểm mới, phương
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
94
pháp mới, công nghệ mới, lí thuyết thông tin gắn liền với kĩ
thuật tính, xử lí tin trên máy tính điện tử, để phục vụ bạn đọc
nhanh chóng kịp thời, có hiệu quả tài liệu sách báo trong
công tác nghiên cứu, sản xuất và đời sống.
II.2.3 Thông tin học và thực tiễn xã hội.
II.2.3.1 Vai trò của thông tin khoa học.
Thời đại ngày nay là thời đại vật chất, năng lượng và
thông tin - là những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát
triển toàn xã hội. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang
diễn ra với quy mô rộng lớn trên phạm vi toàn thế giới, khoa
học đã trở thành lực lượng trực tiếp sản xuất của xã hội. Việc
áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến tác
động mạnh mẽ đến sản xuất và đời sống. Sự tác động này
càng lớn, thì đòi hỏi phải áp dụng những thành tựu khoa học
và công nghệ vào sản xuất càng mạnh, nhằm thúc đẩy nền
kinh tế quốc dân phát triển. Chính vì vậy Trung tâm Thông
tin-Thư viện khoa học và công nghệ đóng vai trò cực kì quan
trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội.
Như mọi người đều biết, trong lĩnh vực sản xuất vật chất,
nếu tư bản được lưu thông nhanh bao nhiêu, thì lợi nhuận
càng lớn bấy nhiêu. Trong khoa học cũng tương tự như vậy, ở
đây thông tin khoa học đóng vai trò tư bản, các sự kiện, các
tư tưởng mới, những sáng chế, phát minh mới trong khoa học
và công nghệ quay vòng càng nhanh, thì lợi ích đến với xã
hội càng lớn, nhịp độ phát triển khoa học và công nghệ càng
cao, những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến càng được sử
dụng rộng rãi trong sản xuất.
II.2.3.2 Thông tin khoa học kỹ thuật là nguồn lực của mỗi quốc gia.
Thông tin khoa học kỹ thuật thực sự trở thành nguồn lực
quan trọng tạo nên những ưu thế kinh tế, chính trị. Nếu như
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
95
tiềm lực khoa học kỹ thuật là điều kiện quan trọng nhất của
tài sản xã hội, thì thông tin khoa học được coi là một yếu tố
cực kì quan trọng của tiềm lực khoa học kỹ thuật.
Ngày nay người ta càng thấy rằng, khối lượng chất lượng
của thông tin khoa học kỹ thuật thu thập được chính là loại
sản phẩm đặc biệt của mỗi quốc gia, là những chỉ tiêu sức
mạnh kinh tế và chính trị của mỗi nước. Thông tin khoa học
kỹ thuật được coi là tài nguyên đặc biệt của quốc gia. Nguồn
tài nguyên này khi được sử dụng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế
thực sự to lớn, đồng thời tài nguyên thông tin khoa học kỹ
thuật không cạn đi, mà ngày càng phát triển, đa dạng, phong
phú và vô tận, vì được bổ sung thường xuyên liên tục lượng
thông tin mới.
Đề cập đến phương hướng phát triển của tiềm lực khoa
học kỹ thuật ở nước ta, nghị quyết 37-NQ của Bộ Chính trị
về chính sách khoa học kỹ thuật đã nêu: : “Công tác thông
tin phải góp phần tích cực rút ngắn quá trình từ nghiên cứu
đến sản xuất, nâng cao chất lượng quản lí và lãnh đạo” và
trong quá trình xây dựng tiềm lực khoa học kỹ thuật, thông
tin phải được coi là “một yếu tố cực kì quan trọng của tiềm
lực khoa học kỹ thuật”67. Nghị quyết 26 - NQ của Bộ Chính
trị về khoa học và công nghệ 68 trong sự nghiệp đổi mới đã
nêu rõ: khoa học và công nghệ là công cụ đắc lực để đổi mới
quản lí, đổi mới công nghệ, đưa lực lượng sản xuất lên trình
độ phát triển mới, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao,
nhằm công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
II.2.3.3 Vai trò thông tin trong khoa học, kỹ thuật và sản xuất.
Sự phát triển, ứng dụng những kết quả nghiên cứu khoa
học phục vụ đời sống, phát triển kinh tế xã hội, phụ thuộc
trực tiếp vào khả năng tiếp cận nghiên cứu thông tin khoa
học kỹ thuật mới nhất.
Trong điều kiện của cuộc các mạng khoa học và công
nghệ hiện nay, khoa học kỹ thuật và sản xuất là những bộ
67 Nghị quyết của Bộ Chính trị về chính sách khoa học và kỹ thuật số 37/NQTƯ ngày
20-4-1981
68 Nghị quyết số 26/NQTƯ của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong thời kì đổi mới
ngày 30-3-1991.
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
96
phận quan hệ khăng khít với nhau tạo thành chu trình “Khoa
học - kỹ thuật - sản xuất” trong đó mỗi bộ phận vừa là tiền
đề, vừa là điều kiện thúc đẩy các bộ phận kia phát triển.
Thực chất của mối quan hệ này là trao đổi thông tin nhằm
mục đích:
- Đảm bảo liên tục của quá trình quay vòng tri thức của
chu trình “Khoa học-Kỹ thuật- sản xuất” trong toàn bộ nền
kinh tế quốc dân.
- Đẩy mạnh quá trình vật chất hoá tri thức khoa học, đảm
bảo thông tin khoa học kỹ thuật cho các công trình nghiên
cứu, triển khai mới và rút ngắn thời gian đưa các thành tựu
khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Nâng cao hiệu quả quản lí quá trình áp dụng các thành
tựu khoa học và công nghệ nói chung và trình độ khoa học kỹ
thuật của các công trình nghiên cứu, triển khai nói riêng.
Phản ánh sự vận động của thông tin từ khoa học đến sản
xuất và ngược lại. A.D.Urxul đã đưa ra mô hình liên hệ thông
tin và quản lí trong chu trình “Khoa học - kỹ thuật - sản xuất”
(hình 1)
Hình 1. Chu trình “Khoa học - kỹ thuật - sản xuất”
Nói tóm lại, thông tin khoa học thực sự đóng vai trò quan
trọng đối với khoa học, kỹ thuật và sản xuất như những bộ
phận cấu thành của chu trình “Khoa học - kỹ thuật - sản
QL
KH
SX
KT
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
97
xuất” góp phần tích cực rút ngắn quá trình từ nghiên cứu đến
sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực này.
II.2.3.4 Vai trò thông tin phục vụ cán bộ lãnh đạo và quản lí.
Quản lí là một dạng tương tác đặc biệt của con người đối
với môi trường xung quanh. Quá trình quản lí có thể xác định
như một hệ thống các hành động định hướng theo mục tiêu,
trong đó những hành động cơ bản là xác lập mục tiêu, lập kế
hoạch các quá trình hoạt động để đạt mục tiêu và kiểm tra
việc thực hiện chúng69. Quản lí quá trình chuẩn bị để thông
qua quyết định về một tình huống, một vấn đề nào đó trên cơ
sở thông tin thu nhận được. Thông qua quyết định chính là
một trong những nội dung cơ bản nhất của quá trình quản lí.
Hiệu quả của quá trình quản lí hoàn toàn phụ thuộc vào chất
lượng của các quyết định có luận cứ khoa học và kịp thời, thể
hiện được sự am hiểu, nắm vững vấn đề được quyết định70. Ở
đây chất lượng của quyết định phụ thuộc vào sự đầy đủ và
chất lượng của thông tin số liệu ban đầu. Như vậy thông tin là
yếu tố quan trọng nhất mà thiếu nó thì không thể có bất kì
quá trình quản lí nào trong hệ thống tổ chức xã hội.
Công tác quản lí đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải có
những phẩm chất, năng lực, phải biết thu thập, xử lí, phân tích
tổng hợp tin, vạch ra phương hướng chủ trương và biện pháp
phát triển quá trình sản xuất, phát triển khoa học công nghệ
và các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Trong cải cách nền
hành chính quốc gia, trong nền kinh tế thị trường tổ chức cơ
chế quản lí mới, thông tin phục vụ cho lãnh đạo và quản lí
phải được chọn lọc, khái quát, ngắn gọn nhanh chóng và kịp
thời cho việc ra quyết định chính xác đáp ứng yêu cầu thực
tiễn của xã hội. Có thể khái quát mô hình ra quyết định quản
lí như sau:
69 Semakin I. Thông tin khoa học và quản lí. M.: 1977
70 Khainhic C.Bliphenhic M.- Những vấn đề quyết định trong các hệ thống tổ chức
quản lí. M.: IPKIR, 1978.
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
98
Hình 2. Sơ đồ quá trình thông qua quá trình quyết định
II.2.3.5 Thông tin giữ vai trò quan trọng trong giáo dục và đào tạo
Hoạt động giáo dục và đào tạo, giảng dạy, học tập,
ngoài phương pháp sư phạm trong quá trình dạy tốt và học
tốt, phục vụ tốt cho chất lượng đào tạo cần khai thác có hiệu
quả kho tư liệu khoa học của thư viện và các cơ quan thông
tin. Tất nhiên với tiến bộ công nghệ, phương tiện thông tin
ngày càng có vai trò to lớn trong quá trình chuyển giao tri
thức. Các phương tiện chuyển giao tri thức gồm: sách, báo,
tạp chí, radio, vô tuyến, vi phim, vi phiếu, băng hình, băng
âm thanh, đĩa lase, đĩa compact, phần mềm máy tính, các
mạng máy tính , các hệ thống vệ tinh. (Xem hình 3. Phương
tiện thông tin chuyển giao tri thức). Nhờ mở rộng phương tiện
thông tin chuyển giao tri thức cho cán bộ giảng dạy (thầy
giáo), học sinh tạo nên những tri thức mới. Tri thức này đã
truyền cho các thế hệ sau nhờ các hệ thống giáo dục và đào
tạo, trong đó thầy giáo “tiếp thụ” tri thức và dạy cho sinh
viên. Thông qua việc bổ sung tri thức này, sinh viên trở thành
thầy giáo và nhà nghiên cứu, một xã hội được đào tạo ra một
Tình huống
vấn đề cần
giải quyết
Thu thập
xử lí
Phân tích
thông tin
Chọn chỉ tiêu
đánh giá
giải pháp
chọn lọc
Chuẩn bị
phương án
quyết định
Lựa chọn
phương án
cuối cùng
Thông
qua
quyết
định
Xác lập
mục tiêu của
quyết định
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
99
Thông tin chuyển
giao tri thức
Sinh viên
Cung cấp thông tin Nhà nghiên cứu
Sinh viên
Lực lượng
lao động mới
Trở thành
Tiếp thụ Cung cấp thông tin
Tiếp thụ
Trở thành Trở thành
Dạy
lực lượng lao động mới có năng lực, có khả năng vươn tới giải
quyết những vấn đề của thực tiễn đặt ra. Thông tin - Thư viện
là một hệ thống chuyển giao tri thức đáp ứng một số yêu cầu
chính sau đây:
- Có khả năng cung cấp một lượng tài liệu lớn cho nghiên
cứu giảng dạy và đào tạo.
- Cho phép thu thập và phổ biến thông tin tốt nhất cho
giáo dục và đào tạo
- Phục vụ cho các chuyên gia giáo dục trong quá trình đào
tạo
- Đáp ứng nhu cầu tự đào tạo “tự học suốt đời”
Hình 3. Thông tin chuyển giao tri thức
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
100
II.2.4 Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ
Hoạt động thông tin khoa học giữ vai trò quan trọng
trong khoa học và góp phần nâng cao hiệu quả của khoa học.
Nhiều nước kinh tế phát triển đã đầu tư 3% tổng thu nhập
quốc dân cho khoa học. Hàng năm các nước trên thế giới đã
chi phí từ 5 đến 8 tỷ đô la cho hoạt động thông tin khoa học.
Vì vậy cần xác định đúng nội dung hoạt động của thông tin
khoa học và vị trí của nó trong khoa học có ý nghĩa lớn về
mặt lí luận và thực tiễn.
Phát triển hoạt động thông tin khoa học cần phải nắm
vững đặc điểm của thời đại và và đặc điểm của nước ta để
hoà nhập vào khu vực và thế giới.
Xu thế chung của thời đại ngày nay là: Hợp tác, hoà hợp,
hữu nghị và phát triển, thời đại vật chất hoá xã hội - khoa học
là lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực thúc đẩy kinh tế xã
hội phát triển; thời đại của trí tuệ công nghệ thông tin toàn cầu.
Đặc điểm của Việt Nam là đổi mới nền kinh tế của đất
nước từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần với cơ chế thị trường có sự quản lí của
nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa - là tiền đề đổi
mới cơ bản hoạt đông thông tin khoa học và công nghệ của
nước ta. Chúng ta là thành viên chính thức của ASEAN là
điều kiện thuận lợi cho việc hoà nhập, hợp tác, giao lưu
thông tin khoa học và công nghệ của nước ta với các nước
trong khu vực. Quan hệ bình thường hoá Việt - Mỹ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc hợp tác song phương, đa phương, trao
đổi thông tin tư liệu khoa học và công nghệ đa dạng phong
phú nhằm thu nhận những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện
đại, công nghệ tiên tiến ứng dụng vào điều kiện nước ta. Mặt
khác đối với hoạt động thông tin khoa học và công nghệ cần
phải biết chọn lọc những tư liệu có giá trị về khoa học, nghệ
thuật, nội dung tư tưởng chống lại văn hoá đồi truỵ, văn hoá
nghệ thuật độc hại, phản động xâm nhập vào nước ta làm
giảm sút ý chí, phẩm chất đạo đức của nhân dân ta, đặc biệt
là thanh thiếu niên của chúng ta.
Về Đầu Trang Go down
http://tinhhoathuvien.pops.tv
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 165
Join date : 11/12/2010

NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN ( TT) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN ( TT)   NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN ( TT) Icon_minitime5/4/2011, 8:23 pm

Nghị quyết 26-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về khoa học và
công nghệ trong sự nghiệp đổi mới ngày 30-3-1991 đã nêu
rõ: “Cần xây dựng hệ thống thông tin hiện đại về khoa học và
công nghệ kịp thời cung cấp thông tin mới cho cơ quan lãnh
đạo và quản lí, các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở sản xuất.
Tham gia hệ thống thông tin khoa học thế giới. Dành một quỹ
ngoại tệ thích đáng để mua các tư liệu thông tin cần thiết từ
nước ngoài, nhất là từ những nước có trình độ phát triển
cao”71.
II.2.4.1 Định nghĩa hoạt động thông tin khoa học và công nghệ
Hoạt động thông tin khoa học và nghiên cứu là một dạng
lao động khoa học được hình thành có tổ chức do cán bộ
thông tin thực hiện nhằm mục đích nâng cao hiệu quả nghiên
cứu và triển khai bao gồm việc thu thập, xử lí, phân tích tổng
hợp, bảo quản và tìm tin...
Có hai luận cứ khoa học để khẳng định hoạt động thông
tin khoa học và công nghệ là dạng lao động khoa học:
1/ Mục đích cơ bản của hoạt động thông tin khoa học và
công nghệ trùng với dấu hiệu thứ 2 trong định nghĩa về lao
động khoa học - sử dụng kịp thời có hiệu quả vào thực tiễn
những hiểu biết đã thu nhận được.
2/ Một công trình nghiên cứu hoặc nghiên cứu triển khai
bất kì bắt đầu bằng việc xác định đề tài, chuẩn bị thông tin
theo đề tài là bộ phận hữu cơ của nghiên cứu khoa học và
nghiên cứu triển khai.
Định nghiã về hoạt động thông tin khoa học và công
nghệ đã khẳng định rằng loại lao động khoa học này do cán
bộ thông tin thực hiện. Tóm lại người cán bộ thông tin chính
là cán bộ khoa học, cán bộ chuyên môn uyên bác, mà lao
động của họ cơ bản mang tính chất sáng tạo.
Mục đích của hoạt động thông tin khoa học và công nghệ
là nâng cao hiệu quả nghiên cứu và triển khai. Chính khái
niệm này chúng ta phân biệt rõ hai loại hoạt động: Hoạt động
71 Nghị quyết số 26/NQTƯ30/3/1991 của Bộ Chính trị về công tác thông tin khoa học
và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới. H.: 1991, tr.8
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
102
thông tin và hoạt động nghiên cứu. Những công trình nghiên
cứu được các cơ quan thông tin, thư viện cung cấp tư liệu đó
là hoạt động thông tin. Những công trình nghiên cứu khoa
học do các nhà khoa học sử dụng tư liệu thu nhận những kiến
thức mới, phát hiện những quy luật nội tại của đối tượng
nghiên cứu, thì thuộc hoạt động nghiên cứu.
Sự phân chia lao động khoa học thành thực nghiệm và lí
thuyết dựa trên phương pháp đã được xác định trong các quy
luật tự nhiên, xã hội và tư duy.
Quá trình phân chia như vậy được phát triển theo phương
diện chức năng đã tạo ra 3 dạng lao động khoa học độc lập:
nghiên cứu thuần tuý, hoạt động thông tin khoa học và công
tác tổ chức khoa học (xem hình 1)
Hình 1 Các dạng lao động khoa học
Lao động thực nghiệm
Lý thuyết Thực nghiệm
Cơ sở
phân chia
Mục đích
Cơ sở
lí thuyết và
phương pháp
luận
Nghiên cứu
thuần tuý
Hoạt động
thông tin
và khoa học
công nghệ
Nâng cao hiệu quả
khoa học như
một nghành
của nền KTQD
Công tác
tổ chức
khoa học
Thông tin
học
Duy vật
biện chứng
Nhận thức các
quy luật
tự nhiên
xã hội và tư duy
Nâng cao
hiệu quả
nghiên cứu
Khoa học
luận
LAO ĐỘNG KHOA HỌC
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
103
Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ là một bộ
phận hữu cơ của lao động khoa học. Nhưng hoạt động thông
tin khoa học và công nghệ khác với nghiên cứu khoa học, vì
hoạt động thông tin là giai đoạn đầu tiên - giai đoạn chuẩn bị
tư liệu của bất kì một công trình nghiên cứu nào, và tạo điều
kiện tiến hành nghiên cứu đạt chất lượng và hiệu quả cao.
II.2.4.2 Các quá trình hoạt động thông tin khoa học và công nghệ
Quá trình hoạt động thông tin khoa học và công nghệ
bao gồm các mặt hoạt động sau đây: Thu thập tin, hệ thống
hoá, xử lí phân tích tin, lưu trữ tin, tìm tin, sao in tài liệu, phổ
biến khoa học và công nghệ. Đó là những giai đoạn, hoặc
những chức năng nhiệm vụ cơ bản của hoạt động thông tin
khoa học và công nghệ (xem hình 2)
Hình 2. Các quá trình thông tin khoa học và công nghệ.
I. Thu thập tin
III. Lưu trữ tin
IV. Tìm tin
VI. Phổ biến tin
II. Xử lý phân tích
Tổng hợp tin
HĐTTKHCN
VI. Sao tin
Hoạt động của con người như
nguồn tin khoa học và công nghệ
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
104
Nhiệm vụ cơ bản của quá trình đầu tiên là thu thập nguồn
tin khoa học và công nghệ đầy đủ nhất. Nguồn tin là loại tài
liệu gốc bất kì mà từ đó người dùng tin có thể rút ra được
những số liệu, những kết luận cần thiết. Nguồn tin phân chia
thành 2 dạng: Nguồn tin tư liệu và nguồn tin dữ kiện.
Nguồn tin tư liệu bao gồm: Tư liệu bậc 1 và tư liệu bậc 2.
* Tư liệu bậc 1 bao gồm tư liệu công bố và tư liệu
không công bố.
Tư liệu công bố bao gồm: Xuất bản phẩm không định
kì và xuất bản phẩm định kì.
- Xuất bản phẩm không định kì như sách, sách chuyên
khảo, sách giáo khoa, sách phổ thông, sách xã hội chính trị,
sách khoa học và kĩ thuật...
- Xuất bản phẩm định kì như báo, tạp chí, các loại tài
liệu đặc biệt (Các bản mô tả sáng chế phát minh, bằng sáng
chế phát minh bản quyền tác giả, tiêu chuẩn nhà nước, tài
liệu kỹ thuật ngành và liên ngành, Catalo công nghiệp và
bản giá vật liệu và thiết bị...)
Tài liệu không công bố có ý nghĩa to lớn với tư cách là
nguồn thông tin khoa học và công nghệ. Tài liệu không công
bố bao gồm các báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật , phiếu
thông tin, preprin, tài liệu dịch, luận án, các bản thảo, bản
chép tay...
* Tư liệu bậc 2: Tư liệu bậc 2 thực hiện 2 chức năng cơ
bản:
1/ Có khả năng thông tin nhanh chóng cho người dùng tin.
2/ Trình bày hết sức cô đọng nội dung tư liệu bậc 1, rút gọn
lượng thông tin tài liệu gốc, không có lượng thông tin mới. Tư
liệu bậc 2 còn gọi là ấn phẩm thông tin. Tư liệu bậc 2 gồm: Tài
liệu thư mục, sách dẫn thư mục, thư mục của thư mục, các loại
biên niên, bảng tra chủ đề, bảng tra hoán vị, bảng tra trích dẫn,
các ấn phẩm tóm tắt: thông tin tin nhanh, tạp chí tóm tắt, tuyển
tập tóm tắt,... các ấn phẩm tổng quan, sách tra cứu như bách
khoa toàn thư, từ điển, hộp phiếu chuyên đề...
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
105
Nguồn tin dữ kiện. Nguồn tin dữ kiện song song tồn tại
với nguồn tin tư liệu. Nguồn tin dữ kiện gồm: những kết quả
quan sát trực tiếp, hình ảnh, chụp ảnh các đối tượng khác
nhau của thế giới vật chất, chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, các thông
số máy móc, thiết bị, dụng cụ, công trình... các bản vẽ, các đồ
án, tranh vẽ, sơ đồ, bản đồ, moden vật lí, cơ học, toán học,
công thức hoá học...
Quá trình thứ II - Xử lí phân tích tổng hợp tin
Xử lí phân tích tổng hợp tin là quá trình thứ hai của hoạt
động thông tin khoa học và công nghệ. Các dạng chủ yếu của
phân tích tổng hợp tin bao gồm: Mô tả thư mục các tư liệu
(Mô tả theo tiêu chuẩn quốc tế, gọi tắt là ISBD (International
Standard Bibliography Description), phân loại tư liệu (đánh
kí hiệu, sử dụng bảng phân loại thư viện thư mục BBK, bảng
phân loại thập tiến UDC, bảng phân loại 17 lớp của thư viện
Quốc gia biên soạn, chú thích, dẫn giải, tóm tắt, biên soạn
tổng quan ... Những dạng xử lí phân tích tổng hợp tin ngày
càng được hoàn thiện nhờ sự phát triển của ngành xuất bản
sách, sự nghiệp phát hành và thư viện học, thư mục học, ngôn
ngữ học ứng dụng và tổ chức lao động khoa học. Tuy nhiên,
sự ra đời của thông tin học đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xử lí phân tích, tổng hợp tin trên máy tính điện tử, từng bước
cơ giới hoá, tin học hoá các khâu xử lí tin.
Quá trình thứ III - Lưu trữ tin (bảo quản tin)
Nhiệm vụ của quá trình này là tổ chức bảo quản tư liệu
lâu dài, tổ chức các kho thông tin tư liệu, phương pháp sắp
xếp kho, phương pháp bảo quản kho tư liệu, phương pháp
khai thác sử dụng kho tư liệu khoa học và công nghệ có hiệu
quả, đồng thời nghiên cứu các vật mang tin có khả năng bảo
quản lâu dài, có thể sắp xếp tư liệu vào hệ thống hoàn chỉnh
cho phép tìm nhanh chóng các tài liệu cần thiết có trong kho
lưu trữ tin.
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
106
Quá trình thứ VI - Tìm tin
Quá trình thứ 4 của hoạt động thông tin khoa học và công
nghệ là một hoạt động công đoạn logic, đảm bảo phát hiện
các tin cần thiết. Ở đây, nhiệm vụ quan trọng nhất là xác
định sự phù hợp giữa nội dung tài liệu với nhu cầu tin.
Có 3 dạng tìm tin cơ bản:
1/ Tìm tin hồi cố, có nghĩa là tìm các tư liệu thành văn
(toàn bộ hoặc một phần) chứa những lượng thông tin về một
vấn đề nhất định.
2/ Thông báo kịp thời cho từng chuyên gia về các ấn
phẩm có giá trị đối với họ. Tìm tin có chọn lọc (theo địa chỉ
của người dùng tin).
3/ Tìm tin trên máy tính điện tử.
Ngôn ngữ tìm tin là ngôn ngữ nhân tạo chuyên dạng,
dùng để diễn đạt nội dung, ý nghĩa cơ bản của tài liệu. Ngôn
ngữ tìm tin gồm có: Ngôn ngữ thông tin; ngôn ngữ đánh chỉ
số; ngôn ngữ tư liệu; ngôn ngữ dùng để ghi thông tin dưới
dạng mà máy có thể cảm thụ được (người ta thường dùng hệ
thống đếm nhị phân làm ngôn ngữ này); ngôn ngữ hình thức
để mô tả các thuật toán dùng cho việc giải các bài toán, chú
ý các thuật ngữ toán này phải được thực hiện trên máy tính.
Hiện nay, trong lĩnh vực tìm tin tư liệu người ta thường
sử dụng 3 loại ngôn ngữ tìm tin sau đây:
- Các khung phân loại thư viện thư mục, khung phân
loại UDC
- Các khung phân loại chủ đề chữ cái
- Các loại ngôn ngữ từ chuẩn. Tài liệu được coi là thích
hợp nếu tổng các hệ số “trọng lượng” của những từ chuẩn
trong lệnh tìm trùng hợp với từ chuẩn trong mẫu tìm không
nhỏ hơn đại lượng R đã quy định. Ví dụ: trong hệ thống tìm
tin sử dụng một hệ số trọng lượng gồm 18 điểm, trong đó có 9
điểm dương và 9 điểm âm. Lệnh tìm có danh sách các từ
chuẩn: A,B,C,D,E và F; A=6; B=9; C=1; D=-3; E=9; F=6,
R³15.
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
107
Khi đó có thể xảy ra hai trường hợp sau đây:
a/ Mẫu tìm tài liệu có những từ chuẩn A,B,D như vậy
R=12, điều đó có nghĩa là tài liệu này không đáp ứng được
yêu cầu tin đã nêu.
b/ Mẫu tìm tài liệu gồm có các từ chuẩn B,E,F như vậy
R=24. Tất nhiên trong trường hợp này tài liệu đáp ứng yêu
cầu tin và được hệ thống đưa ra72
Quá trình thư V. Sao in
Quá trình thứ 5: sao chụp nhân bản tài liệu đã được thực
hiện do kết quả của việc tìm tin, hoặc do xử lí, phân tích, tổng
hợp tin nhằm chuyển giao cho người sử dụng. Trong những
trường hợp riêng biệt, quá trình này có thể không cần sao
chụp lại tài liệu đã tìm được, mà truyền qua màn hình của
máy tính.
Quá trình thư VI. Phổ biến tin
Là quá trình kết thúc của hoạt động thông tin khoa học và
công nghệ , có quan hệ chuyển những tin theo yêu cầu đến
người dùng tin. Phổ biến tin không chỉ chuyển tài liệu đến
người dùng tin, mà còn giới thiệu tài liệu khoa học và công
nghệ mới nhất, giới thiệu những ấn phẩm nói về những thành
tựu khoa học kỹ thuật của các nước phát triển trên thế giới,
thông qua hệ thống truyền thông đại chúng, hệ thống truyền
dữ liệu...
Qua các quá trình hoạt động thông tin khoa học và công
nghệ, chúng ta nhận thấy rằng: tổ chức là cơ sở của quá trình
thứ nhất; ngữ nghĩa là cơ sở của quá trình thứ 2 và thứ 4; tổ
chức kỹ thuật là cơ sở của quá trình thứ 3 và thứ 5; tổ chức
giới thiệu là quá trình thứ 6.
Nói tóm lại, sơ đồ quá trình hoạt động thông tin khoa học
và công nghệ đã được khảo cứu trên đây là quy trình mẫu để
cho bất kì hệ thống thông tin nào. Nhưng tuỳ theo tình hình
thực tế, điều kiện mục đích và nhiệm vụ cụ thể của cơ quan
72 R.J. Tritachler . A Computer - Integrated system for Centrasemination storage and
retrieval - “Aslid Procedings” 1992, V.14, No. 12, P.498.
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
108
mà áp dụng cho thích hợp, không nhất thiết phải theo đúng 6
quá trình, chúng ta có thể xây dựng thành 4 quá trình: 1) Thu
thập tin (nguồn tin), 2) Xử lí phân tích tổng hợp tin, 3) Lưu
trữ (bảo quản) và tìm tin, 4) Sao in và phổ biến tin.
II.2.4.3 Đào tạo, bồi dưỡng người dùng tin
Người dùng tin giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống
thông tin khoa học và công nghệ. Họ như là yếu tố tương tác
hai chiều đối với các đơn vị thông tin, người dùng tin vừa là
khách hàng của các dịch vụ thông tin, đồng thời họ là người
sản sinh ra thông tin mới, tham gia vào các dòng thông tin.
Người dùng tin là một yếu tố thiết yếu, năng động của hệ
thống thông tin. Vì vậy cần đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn
cho người dùng tin biết sử dụng các sản phẩm thông tin và
các dịch vụ thông tin.
Việc đào tạo bồi dưỡng người dùng tin nhằm giúp họ
hiểu được cơ chế tổ chức của công tác thông tin tư liệu, biết
sử dụng, khai thác các nguồn thông tin hiện có. Các cơ quan
thông tin phải tạo mối quan hệ mật thiết với người dùng tin vì
đó là đối tượng, là thước đo hiệu quả hoạt động của một đơn
vị thông tin.
Đào tạo, bồi dưỡng người dùng tin bao gồm các vấn đề
sau đây:
- Cung cấp những kiến thức về thông tin học nói chung
- Hướng dẫn một cách ngắn gọn các nguồn tin và cách
khai thác, sử dụng chúng.
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thông tin thư viện thư mục
bằng các lớp ngắn hạn cho người dùng tin, để họ hiểu được
dịch vụ thông tin và các phương tiện chuyển giao thông tin tư
liệu hiện đại. Việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho người
dùng tin cần đưa vào chương trình đào tạo chính quy của các
trường đại học thông tin thư viện, các trường đại học sư phạm
để phục vụ cho đối tượng nghiên cứu, giảng dạy và học tập
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
109
trong hệ thống giáo dục và đào tạo, trong các lĩnh vực của
nền kinh tế quốc dân, trong khoa học và công nghệ...
II.2.5 Các mạng thông tin khoa học và công nghệ truyền dữ liệu.
II.2.5.1 Sự bùng nổ thông tin
- Hiện tượng tăng nhanh số lượng các ấn phẩm khoa học
và công nghệ được gọi là sự bùng nổ thông tin. Để chứng
minh điều này, xin nêu mức độ tăng thông tin khoa học kỹ
thuật và công nghệ xuất bản hiện nay trên thế giới gần 2000
trang in/phút. Sáng ngày khi ngủ dậy, nhà nghiên cứu không
thể tưởng tượng được rằng hôm nay trên thế giới có thêm 2 tờ
tạp chí mới. Chỉ riêng ngành hoá học hàng năm xuất bản tới
hơn 500 nghìn ấn phẩm định kì. Số lượng in các tập san địa
chất - địa lí của Mỹ cứ 7 năm tăng gấp đôi, tập san Toán lí là
10 năm,... ở Nga (Liên xô cũ ) từ năm 1950-1980 số lượng
xuất bản các sách khoa học kỹ thuật tăng hơn 4 lần, các tạp
chí khoa học kỹ thuật tăng gấp 8 lần. Như vậy phải.... quá
trình tăng nhanh ấn phẩm sẽ không ảnh hưởng tới hiệu suất
khoa học của nhà nghiên cứu. Nếu như năm 1960 khối lượng
thông tin được coi là đơn vị thì đến năm 1975 nó sẽ tăng lên
3,5 lần, năm 1985 tăng lên gấp 8 lần và đến năm 2000 sẽ
tăng lên gấp 23 lần.
Giáo sư D. Price Chủ nhiệm khoa Lịch sử trường đại học
Ien (Mỹ) đã phân tích hiện tượng tăng số lượng các ấn phẩm
tạp chí tóm tắt khoa học kỹ thuật trong 200 năm gần đây và
đã xây dựng một đồ thị trong toạ độ bán logarit và đã phát
hiện ra quy luật bùng nổ thông tin phát triển theo hàm số mũ.
Các số liệu của giáo sư D. Price đã thu thập được trên cơ sở
phân tích thống kê các tài liệu quá khứ nghĩa là tài liệu đáng
tin cậy, còn sự kiện vẫn như thế cho đến ngày nay, dự báo
đến năm 2000 trên thế giới người ta xuất bản tới 1 triệu loại
tạp chí khoa học (Xem đồ thị của D.Price).
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
110
Đồ thị của D.Price về tăng số lượng ấn phẩm
A-B= đường biểu diễn năm xuất bản
A E= đường biểu diễn tăng số lượng ấn phẩm
Căn cứ vào cơ sở khoa học phân tích thống kê Giáo sư
D.Price đã kết luận cứ 10 năm số lượng ấn phẩm tăng gấp đôi.
Nhà khoa học luận G.M.Đôbrôp đã viết: “Hệ số chung
của việc sử dụng một cách có kết quả kho tàng thông tin do
nhân loại tích luỹ được, có khuynh hướng giảm đi rất rõ rệt”
Do đó, không phải tất cả thông tin đã tích luỹ được đều có giá
trị và cần thiết như nhau, các nguồn dự trữ lớn về tri thức, vật
chất, kĩ thuật được sử dụng một cách lãng phí. Con người đã
biết chinh phục thiên nhiên, lại không tìm ra biện pháp cần
thiết khắc phục bùng nổ thông tin hay sao?
Những biện pháp và phương hướng khắc phục dòng
thông tin tư liệu gia tăng không ngừng do sự bùng nổ thông
tin gây ra theo 3 hướng sau đây:
- Mở rộng số lượng và quy mô các kho thông tin tư liệu
- Đa dạng hoá và chuyên môn hoá (CSDL và ngân hàng
dữ liệu)
- Sử dụng kĩ thuật và công nghệ thông tin mới (đổi mới kĩ
thuật: Tin học, viễn thông và vi xử lí)
1000 000
100 000
100
E
1 000
10 000
A 1800 1850 1900 1950 2000
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
111
Hiệu quả của việc sử dụng máy tính điện tử trong thông
tin khoa học và công nghệ thật to lớn: Tập trung thông tin
trong bộ nhớ lớn, những CSDL và NHDL, tăng nhanh tốc độ
xử lí thông tin đã mở ra hướng mới đầy triển vọng khắc phục
cơ bản sự bùng nổ thông tin.
II.2.5.2 Xây dựng hệ thống thông tin thư viện tự động hoá
a) Những khái niệm về cơ sở dữ liệu (CSDL)
- Dữ liệu (data, donnees, gannưie) là thông tin được
biểu diễn dưới dạng hình thức hoá cho phép bảo quản, xử lí
và truyền được trong hệ thống thông tin, trong mạng tính toán
và mạng truyền dữ liệu. Dữ liệu trong trường hợp này không
phải là mọi thông tin dưới bất kì dạng nào, mà chỉ là những
thông tin có thể xử lí được (theo nghĩa bảo quản, bổ sung, tạo
lập các mảng, tìm kiếm, chọn lọc, sắp xếp...) trên máy tính
điện tử và truyền được trong các mạng truyền thông (qua
kênh điện thoại, điện báo, vệ tinh...) Vì vậy thông tin đó phải
được biểu diễn dưới dạng hình thức hoá theo yêu cầu cụ thể
của các phương tiện tin học và truyền tin đi xa.
Dữ liệu ở đây không chỉ thông tin về một vấn đề nào
đó, mà là những tin đã được ghi trên các vật mang tin đọc
bằng máy (băng từ, đĩa từ...)
- Cơ sở dữ liệu (data base, base de donnees, Baza
gannưie). Cơ sở dữ liệu là tập hợp tên gọi cấu trúc các dữ liệu
có liên quan với nhau được dùng trong một hoặc một số lĩnh
vực nào đó. Cơ sở dữ liệu chia thành 3 loại chính
1/ Cơ sở dữ liệu thư mục (Bibliography data base,
bibliographique base de donnees, Bibliographycheskaja
Baza gannưk) bao gồm các CSDL tư liệu cụ thể: CSDL chỉ có
mô tả thư mục; CSDL gồm mô tả thư mục và các từ khoá
hoặc các từ chuẩn; CSDL gồm mô tả thư mục và từ khoá và
văn bản bài tóm tắt; CSDL gồm mô tả thư mục và toàn văn
tài liệu.
2/ Cơ sở dữ liệu dữ kiện (Factography data base,
Factographique basse de donnees). Cơ sở dữ liệu dữ kiện là
những cơ sở dữ liệu chứa các dữ kiện cụ thể (Các tin tức về
các tham số, các tính chất, các số liệu thống kê cụ thể, dân
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
112
số, đồ thị, đồ hình, bản đồ...) Ví dụ các CSDL “Mezinarodre
porovnatelne ukazatele” của Trung tâm Thông tin-khoa học
kỹ thuật và kinh tế của Tiệp khắc (Cũ). Đây là cơ sở dữ kiện
bao gồm các thông số về các lĩnh vực: Sản phẩm xã hội,
đầu tư cơ bản, dân số, sức sản xuất, ngoại thương, tài chính,
kim ngạch, các ngành công nghiệp, giá cả, mức sống...
3/ Cơ sở dữ liệu tư liệu dữ kiện (Documentation
Factography data base, Documentation Factographique
basse de donnees). Đây là dạng CSDL kết hợp của hai dạng
CSDL nêu trên. Chúng không chỉ cung cấp những dữ kiện
cụ thể, mà còn cho biết các tài liệu cung cấp dữ kiện đó.
Tóm lại việc xây dựng CSDL dữ kiện hoặc CSDL tư liệu dữ
kiện đang được đặc biệt quan tâm nhất là trong các lĩnh vực
kinh tế kĩ thuật cụ thể. Các máy vi tính là công cụ hữu hiệu
nhất cho phép xây dựng và khai thác các CSDL này.
- Ngân hàng dữ liệu (NHDL) (Date bank, Banque de
donnees) là một dạng hệ thống thông tin dùng để: Tích luỹ
khối lượng lớn các dữ liệu tương đối đồng nhất, có liên quan
với nhau; Đổi mới (cập nhật) các dữ liệu đó; Sử dụng tập thể
cho nhiều mục đích khác nhau.
Thành phần của NHDL bao gồm:
1/ Một hoặc một tập hợp các CSDL khác nhau trong
đó có thể gồm các CSDL tự xây dựng lấy, hoặc các CSDL có
được do sự trao đổi, bổ sung từ ngoài vào (nhập nội từ nước
ngoài hay do các cơ quan thông tin khác cung cấp).
2/ Tổ hợp các phương tiện xây dựng , bảo trì và khai
thác các CSDL. Tổ hợp này bao gồm: a) Máy tính điện tử và
các thiết bị ngoại vi, các thiết bị sao chụp nhanh, các thiết
bị truyền và nhận dữ liệu từ xa; b) Hệ quản lí các CSDL; c)
Ngôn ngữ tìm tin, các thủ tục, phương pháp; d) Người quản
trị NHDL và các nhân viên vận hành, khai thác NHDL.
CSDL và NHDL có quan hệ mật thiết với nhau như bộ
phận và toàn bộ. CSDL không những là bộ phận cấu thành
của NHDL mà còn là sản phẩm đầu ra của NHDL, với tư
cách là sản phẩm của NHDL, các CSDL được đưa vào mạng
thông tin để sử dụng chung theo chế độ On-line hoặc trao đổi
giữa các cơ quan thông tin với nhau cung cấp cho người dùng
tin dưới dạng băng từ, đĩa từ, trên cơ sở sao toàn bộ, hoặc
chọn lọc những dữ liệu cần thiết.
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
113
b) Định nghĩa hệ thống thông tin thư viện tự động hoá
là tổ hợp các phương pháp tổ chức và phương pháp toán
học xử lí thông tin bằng máy và các phương tiện kĩ thuật tính
toán, liên lạc, in và sao chụp nhanh cho phép tự động hoá các
chức năng của cơ quan thông tin các cấp nhằm hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả đảm bảo thông tin cho các cơ quan, xí
nghiệp, cán bộ quản lí, các nhà khoa học, các chuyên gia và
những người trực tiếp sản xuất những thông tin mới nhất về
thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ và sản xuất. Hệ thống
thông tin tự động hoá có thể được xem như một tổ hợp có tổ
chức các nguồn tin khoa học và công nghệ, con người và các
phương tiện kĩ thuật dùng để giải quyết các nhiệm vụ thu
thập, xử lí bảo quản, tìm và cung cấp thông tin theo diện đề
tài phù hợp với nhu cầu tin của các ngành của nền kinh tế
quốc dân.
c) Yêu cầu chung xây dựng hệ thống thông tin thư viện
tự động hoá.
Khi thiết kế và phát triển xây dựng hệ thống thông tin thư
viện tự động hoá cần tính đến các xu hướng phát triển của hệ
thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia; sự phân
công chức năng giữa các cơ quan thông tin các cấp; việc mở
rộng trao đổi thông tin trên các vật mang tin đọc bằng máy và
theo các kênh liên lạc; khả năng trang bị máy vi tính, việc sử
dụng các trung tâm tính toán và các hệ thống tìm tin từ xa...
d) Thành phần cấu trúc hệ thống thông tin tự động hoá.
Cấu trúc hệ thống thông tin - thư viện tự động hoá gồm
các phần đảm bảo và tập hợp các phân hệ chức năng theo các
đặc trưng tổ chức:
- Đảm bảo thông tin công nghệ cho hệ thống là dạng đảm
bảo quan trọng và phức tạp. Khi thiết kế cần giải quyết các
nhiệm vụ: Xác định thành phần dữ liệu; hình thức hoá việc
thể hiện thông tin; nhập tin vào và đưa tin ra; chọn và lập
luận chứng các vật mang tin đọc bằng máy, xác định cấu trúc
nhà băng dữ liệu... Như vậy trong khuôn khổ đảm bảo thông
tin - công nghệ cần xác định dạng và diện bao quát đề tài và
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
114
yêu cầu tin, xác định Format tiền máy; xác định cấu trúc và khối
lượng các mảng tin, nhập tin vào các mảng và bảo trì chúng.
- Đảm bảo ngôn ngữ cho hệ thống thông tin thư viện tự
động hoá. Đảm bảo ngôn ngữ là một tổ hợp logich - ngữ
nghĩa, bao gồm ngôn ngữ tìm tin và các chỉ tiêu cung cấp tin.
Ngôn ngữ tìm tin là ngôn ngữ nhân tạo dùng phản ánh nội
dung, ý nghĩa của tài liệu và yêu cầu trong mẫu tìm nhằm so
sánh một cách hình thức khi tìm tin. Chỉ tiêu cung cấp tin là
thuật toán xác định mức độ tương ứng hoặc phù hợp giữa
mẫu tìm tài liệu và lệnh tìm của yêu cầu. Ngôn ngữ tìm tin
bao gồm: ngôn ngữ phân loại (Khung đề mục quốc gia, phân
loại UDC, phân loại BBK, phân loại sáng chế phát minh...),
ngôn ngữ từ chuẩn (từ điển từ chuẩn, từ khoá...)...
- Đảm bảo chương trình cho hệ thống thông tin tự động
hoá. Để tiến hành xử lí thông tin trên máy tính điện tử. Đảm
bảo chương trình gồm hệ điều hành và cụm chương trình ứng
dụng. Cụm các chương trình ứng dụng trong hệ thống thông
tin và thư viện giải quyết các nhiệm vụ: nhập tin vào máy
tính và kiểm tra logich - hình thức thông tin, tổ chức và đổi
mới các mảng tin, tìm tin, biên soạn và xuất bản ấn phẩm
thông tin, xử lí thống kê thông tin...
- Đảm bảo kĩ thuật cho hệ thống thông tin tự động hoá.- dựa
trên tổ hợp các phương tiện kỹ thuật thực hiện các chức năng:
+ Thu thập, xử lí và bảo quản tài liệu;
+ Tìm tin và truyền tin đi xa
+ Sao và nhân tài liệu...
- Đảm bảo pháp lí cho hệ thống thông tin thư viện tự
động hoá.
+ Các tài liệu là cơ sở để xây dựng hệ thống
+ Tiết chế các vấn đề nảy sinh trong quá trình thiết kế
và áp dụng hệ thống.
+ Tiết chế mối quan hệ giữa người cung cấp tin, người
dùng tin và hệ thống.
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
115
+ Tiết chế mối quan hệ lẫn nhau giữa các phân hệ của
hệ thống.
- Đảm bảo cán bộ cho hệ thống thông tin thư viện tự động
hoá.- Cần đào tạo, bồi dưỡng các chuyên gia quản trị CSDL,
xử lí phân tích tin, bảo quản và khai thác hệ thống thông tin
khoa học và công nghệ.
e) Các phân hệ của hệ thống thông tin tự động hoá.
- Phân hệ bổ sung kho tin bảo đảm hình thành các mảng
tin đưa vào hệ thống (tư liệu, tư liệu-dữ kiện, dữ kiện) phù
hợp với diện bao quát của đề tài và nhu cầu tin của các đối
tượng phục vụ.
- Phân hệ nhập tin, tiến hành xử lí tiền máy các tài liệu,
đưa tin lên các vật mang tin đọc bằng máy và nhập tin vào
máy tính điện tử.
- Phân hệ bảo quản tin, đảm bảo tổ chức hợp lí việc tích
luỹ, bảo quản và bảo trì các CSDL, xây dựng NHDL nhằm
tiến hành có hiệu quả việc tìm tin tự động hoá.
- Phân hệ phục vụ thông tin theo các chế độ phân phối tin
có chọn lọc, tìm tin hồi cố, tìm tin theo chế độ On-line.
- Phân hệ biên soạn và xuất bản ấn phẩm thông tin trên
cơ sở tin có trong hệ thống.
- Phân hệ nhân các mảng tin, đảm bảo tạo lập và chuyển
giao cho người sử dụng trên băng từ, đĩa từ các mảng tin cần
thiết bằng cách sao toàn bộ, hoặc chọn lọc theo yêu cầu
người sử dụng.
- Phân hệ sao chụp và cung cấp tài liệu gốc.
- Phân hệ quản lí hệ thống thông tin thư viện tự động hoá,
đảm bảo kế hoạch và quản lí vận hành hệ thống, phân tích và
đánh giá việc thực hiện quy trình công nghệ, xử lí tin trong hệ
thống, điều hoà sự tương tác với các hệ thống khác, kiểm kê
và kiểm tra thực hiện các kế hoạch và các nguồn chi phí,
thống kê các hoạt động của hệ thống.
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
116
Trên đây là những phân hệ chức năng điển hình đặc
trưng cho một hệ thống thông tin thư viện tự động hoá, tuỳ
theo điều kiện cụ thể của từng cơ quan thông tin mà ứng
dụng các phân hệ chức năng cho thích hợp với đơn vị mình.
II.2.5.3 Vài nét về hệ thống thông tin thư viện tự động hoá của các
nước tư bản.
Vào những năm 60 của thế kỉ XX thông tin thư viện tự
động hoá phát triển và phổ biến ở các nước Mỹ, Anh, Pháp...
Thông tin bậc 2 sản xuất trên các vật mang tin dùng cho máy
đọc, tư liệu thông tin được chuẩn bị trong hệ thống tự động
hoá thống nhất của các trung tâm thông tin thư viện lớn. Vào
cuối năm 1985, theo thống kê trên thế giới có trên 1200 cơ
sở thư mục tóm tắt và cơ sở dữ kiện, có mối quan hệ với một
ngành, một đề tài, một đối tượng thông tin.
Thư viện Quốc hội Mỹ là hệ thống thông tin thư mục tự
động hoá lớn nhất ở Mỹ, hoàn thiện chức năng biên mục tập
chung tất cả sản phẩm in quốc gia - MARC (Machine Readable
Catalog) đã được nghiên cứu thử nghiệm và sử dụng.
Hoàn thiện hình thức giao lưu máy đọc mục lục nhằm mục
đích trao đổi tin, ghi chép trên vật mang tin băng từ, sản xuất
mục lục in chủ đề chữ cái, phiếu mục lục theo tiêu chuẩn và
các dạng sách dẫn thư mục. Chuyển kết quả tìm tư liệu được
thực hiện trên băng từ, microfilm, micro phiếu, những màn
hình của video terminal. Tất cả NHDL gắn liền với việc
truyền tin, thông qua máy tính điện tử.
Thư viện y học dân tộc Mỹ - là Trung tâm Thông tin-Thư
viện tự động hoá ngành, có chức năng phân tích và tìm tin y
học mang tên MEDLINET (Medical library network). Cơ sở
thông tin của hệ thống mô tả phân tích các bài trích tạp chí y
học quan trọng của tất cả các nước trên thế giới bao gồm 20
nghìn tên loại tạp chí y học. Hệ thống có NHDL tin dữ kiện
và đã xuất bản tạp chí tóm tắt, ấn phẩm tra cứu trên băng từ,
đĩa từ... phục vụ cho người dùng tin.
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
117
Hệ thống thông tin thư viện tự động hoá trường cao đẳng
của bang Ôhaiô gọi tắt là OCLC (Ohaio College Library
Centre). NHDL trung tâm của hệ thống có hơn 9 triệu mô tả
thư mục về luận án và ấn phẩm tùng thư bằng 150 thứ tiếng
của các nước trên thế giới. Hằng năm bổ sung cho hệ thống
gần 1 triệu ghi chép mới, trong đó có một nửa là băng từ nhập
của thư viện quốc hội Mỹ, số còn lại nhập từ các thành viên
tham gia vào hệ thống.
Ở Anh phục vụ thông tin do thư viện quốc gia Anh Britan
tiến hành. Hệ thống thông tin tự động hoá gọi tắt là BLAISE
(Britan Library Automate Information System) phục vụ theo
chế độ đối thoại (người/ máy). Sự liên hệ của người sử dụng
tin với cơ sở NHDL trung tâm qua các kênh điện thoại truyền
thông của bưu điện.
Ở Pháp, hệ thống thông tin tự động hoá PASCAL - đây là
CSDL đa ngành, đa ngôn ngữ của Pháp do Viện thông tin
khoa học và kỹ thuật quốc gia Pháp xây dựng (INIST). Hệ
thống tự động hoá thông tin Pascal gồm có 4 lĩnh vực lớn của
khoa học và công nghệ: khoa học về sự sống, kể cả tâm lí
học; khoa học chính xác, khoa học kỹ thuật, khoa học ứng
dụng; khoa học về trái đất; khoa học về vũ trụ. Đây là một
trong những CSDL lớn nhất thế giới. Pascal truy nhập tin
trên CD-ROM từ năm 1987 với mức độ tăng khối lượng dữ
liệu hàng năm là gần nửa triệu phiếu nhập tin. Chương trình
tìm tin của Pascal theo 3 ngôn ngữ: Anh, Pháp, Tây Ban nha,
đồng thời tìm tin theo 3 yếu tố: Nhan đề, từ khoá và tóm tắt
II.2.5.4 Vài nét về mạng tin học và truyền dữ liệu quốc tế.
Internet - mạng thông tin quốc tế được hình thành từ
những năm cuối của thập kỉ 60 ở Mỹ, cái mới là từ những
năm đầu của thập kỉ 90, Internet đã trải rộng khắp toàn cầu
nhờ hệ thống viễn thông quốc tế. Nó làm rung chuyển thế
giới ở tính thực tiễn của nó. Đây là xa lộ thông tin mà các
máy tính khắp thế giới có thể liên lạc được với nhau. Các nhà
nghiên cứu ngồi ở nhà mà vẫn đọc được những tư liệu chuyên
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
118
50
30
Triệu máy
Năm 1991 1992 1993 1994 1995
ngành của khắp các nước trên hành tinh. Internet là phương
tiện giao lưu thông tin, là kho tài nguyên tri thức của nhân
loại được lưu giữ trong nhiều CSDL to lớn nối mạng vào
Internet cho mọi người cùng sử dụng. Những tiến bộ vượt bậc
của công nghệ viễn thông (telecom) với sự trợ giúp đắc lực
của phương tiện truyền tải thông tin (Cáp quang, vệ tinh...)
và các phát triển mới trong mạng diện rộng WAN (Wide
Area Network) và mạng động hay mạng không dây (Movi
Network) làm cho Internet ngày càng phát triển và phổ cập
với mọi quốc gia. Trong những năm gần đây số lượng máy
tính nối mạng vào Internet rất lớn (Xem biểu đồ sau đây)
Internet là mạng máy tính toàn cầu đóng vai trò xa lộ
thông tin chuyển tải các thông tin số hoá (digital) giữa máy
tính và máy tính. Dự báo năm tới, toàn thế giới sẽ có khoảng
100 triệu máy tính nối mạng với Internet. Đây là phương tiện
giao lưu văn hoá, khoa học, công nghệ, giới thiệu thông tin
hợp tác đầu tư cho việc quảng cáo, giới thiệu mặt hàng, là cơ
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
119
hội nhận gia công phần mềm và lĩnh hội các ý tưởng, quan
điểm mới, những thành tựu, những phát minh mới.
II.2.5.5 Vài nét về mạng tin học và truyền dữ liệu ở Việt nam.
a) Sự phát triển mạng truyền dữ liệu của Việt nam.
- Việc truyền dữ liệu diện rộng dưới dạng telex của Việt
nam đã được tiến hành từ năm 1989 với tổng đài telex - alpha
với tốc độ 50 baud. Mạng truyền dẫn đường trục Bắc - Nam
được xây dựng: Tuyến Viba băng rộng 140MB/s, tuyến cáp
quang 34MB/s với kĩ thuật truyền dẫn đồng bộ SDH (Synchronous
Digital Hieranchy), mạng truyền dẫn liên tỉnh cũng
được trang bị hiện đại toàn bộ bằng các tuyến Viba 2 đến 34
MB/s. Một số tuyến quan trọng đạt tốc độ 140MB/s. Hệ
thống viễn thông quốc tế được chú ý phát triển. Hiện nay cả
nước có 3 tổng đài cửa ngỏ (Gateway) và 7 trạm mặt đất
thuộc hai hệ thống Intersputnik Intelsat có khả năng cung cấp
4000 kênh liên lạc quốc tế. Từ cuối năm 1993 toàn bộ các
tỉnh, thành phố cả nước đã được trang bị tổng đài điện tử kỹ
thuật số. Mạng truyền số liệu chuyển mạch gói được xây
dựng tại 3 thành phố Hà nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà nẵng.
Mạng truyền số liệu quốc gia đang được hình thành.
Tóm lại cơ sở hạ tầng truyền thông quốc gia có khả năng
đáp ứng mọi nhu cầu của hệ thống mạng thông tin khoa học
và công nghệ.
b) Vai trò của mạng máy tính trong hoạt dộng thông tin
khoa học và công nghệ.
Mạng truyền thông máy tính là một mạng liên kết các
đầu mối (điểm nút ) với các nguồn và các mạng máy tính. Nó
tạo điều kiện dễ dàng cho việc truyền thông tin qua các thiết
bị liên kết chuyển đổi. Người dùng tin có thể truy nhập vào
mạng thông qua các trạm đầu cuối (đặt ở các điểm nút) và
các thông điệp chuyển trên mạng qua các nút chuyển.
Hai loại mạng chủ yếu được phân biệt trên cơ sở phạm
vi địa lí nó bao quát: mạng cục bộ LAN (Local Area NetNHẬP
MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
120
work) và mạng diện rộng khu vực WAN. Mạng LAN như
Ethernet giúp việc truyền dữ liệu giữa các máy đặt trong khu
vực cục bộ. Khoảng cách giữa các máy có thể từ vài mét tới
vài kilomet. Mạng WAN có chức năng tương tự nhưng được
thực hiện trên khoảng cách lớn hơn. Cự li có thể từ vài trăm
kilomet tới vài nghìn hoặc vài chục nghìn kilomet.
Thư điện tử (E-mail) sẽ giúp việc liên lạc giữa người
dùng tin với cơ quan thông tin, giữa người dùng tin với nhau,
cũng như giữa các cán bộ thông tin. Cán bộ thông tin dễ
dàng sử dụng thư điện tử để chuyển các thông báo, các bản
tin điện tử đến khách hàng của mình và tới các cơ quan thông
tin khác trong mạng lưới thông tin.
Hiện nay, nhiều cơ quan thông tin và thư viện được trang
bị máy tính tương thích IBM.PC với cấu hình như sau: Bộ xử
lí 386 hoặc 486, ổ cứng 120MB; bộ nhớ 4MB RAM; mônitơ
VGA; máy in Epson LQ; có modem đi kèm máy tính, máy
điện thoại... Các cơ quan thông tin và thư viện đều sử dụng
phần mềm CDS/ISIS 3.1 do Trung tâm thông tin khoa học và
công nghệ quốc gia hướng dẫn theo chương trình của
UNESCO phổ biến miễn phí. Thao tác trên cơ sở hệ thống
MS-DOS, áp dụng trong việc nhập hồ sơ của phiếu mục lục
và xây dựng CSDL.
C) Cấu trúc hệ thống mạng (hình thể mạng)
Nhiều năm qua một số hình thể mạng được xây dựng
gồm: 1/ Mạng sao (star), mỗi trạm được nối tới máy chủ của
mạng trung tâm theo kiểu nối điểm độc lập. Mạng cục bộ
LAN của cơ quan thông tin thư viện có thể áp dụng mạng sao
(xem hình 1). 2/ Mạng vòng (ring), các trạm được nối trong
một vòng tròn, các dữ liệu được chuyển giao theo vòng tròn
tới máy chủ (xem hình 2). 3/ Mạng cột sống (backbone) hoặc
(bus), mỗi trạm được nối tới một cáp chính riêng (cột sống)
của nó (xem hình 3). Kiểu hình thể này, sự kiểm soát của
máy chủ với các thông tin được mở rộng từ các bus được xử lí
ngay. Do đó mạng diện rộng WAN cần phải thiết kế theo
kiểu mạng cột sống.
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
121
Việc kiểm soát truy nhập mạng có hai phương pháp: Tập
trung và phân tán. Hầu hết mạng LAN sử dụng phương pháp
truy nhập phân tán, mỗi trạm tham gia vào việc kiểm soát
mạng lưới ngang nhau. Phương pháp truy nhập được áp dụng
cho mạng WAN, các trạm đầu cuối sẽ được chia quyền trong
sự liên lạc của hoạt động chuyển giao. Vì vậy sẽ có một trung
tâm thông tin quản lí chung và các thành viên của mạng có
thể tìm kiếm, chuyển đổi và sao chép hồ sơ thư mục để sử
dụng tại kho tin của họ.
Cấu trúc hệ thống phải được tổ chức theo kiểu hệ thống
mở, có khả năng kết nối với các hệ thống khác trong và ngoài
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
122
ngành. Giao diện cần hoàn thiện không chỉ trong quan hệ
người/máy mà còn trong quan hệ giưã ngành thông tin với
thư viện và lưu trữ.
d) Vài nét về các mạng tin học ở Việt Nam.
Trong thời gian qua, do nhu cầu quản lí, nghiên cứu, đào
tạo và kinh doanh nhiều mạng thông tin khoa học ở Việt nam
đã được hình thành và đi vào hoạt động, chúng tôi xin giới
thiệu một số mạng chủ yếu:
- Mạng phục vụ khoa học. Nghiên cứu và giáo dục
(VARNET-Vietnam Academic Research Network) do viện
công nghệ thông tin thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và
công nghệ quốc gia thiết lập với sự giúp đỡ của trường
ĐHTH Quốc gia Australia. Mạng bắt đầu hoạt động từ năm
1993 và chủ yếu là cung cấp dịch vụ thư điện tử thông qua
nút của mạng Internet tại ANU (Australia National University).
Việc truyền thông tin gữa các máy tính với các máy chủ
theo kiểu quay số điện thoại.
- Mạng TNET: là mạng liên kết một số mạng diện rộng
WAN có dùng chung một thủ tục giao diện và truyền thông
là Tnet, mạng do trung tâm phần mềm thuộc trung tâm khoa
học tự nhiên và công nghệ quốc gia thiết lập và bắt đầu hoạt
động vào giữa năm 1993, dịch vụ được cung cấp trong mạng
là thư điện tử. Mạng có kết nối với Internet thông qua một
máy chủ đặt tại AIT Bangkok (Thailand).
- Mạng VINANET là mạng thông tin về thị trường giá cả
do trung tâm thông tin thương mại - Bộ thương mại thiết lập
vào đầu năm 1993. Thông tin trên mạng từ trung ương đến
điểm nút được cập nhật 3 lần một ngày. Mạng có khả năng
trả lời người sử dụng một số thông tin về luật thương mại và
giá cả một số mặt hàng thiết yếu.
- Mạng IDNET do trung tâm thông tin tư liệu khoa học
và công nghệ quốc gia thuộc Bộ khoa học công nghệ và môi
trường xây dựng, bắt đầu vận hành từ năm 1994. Đã có các
CSDL về khoa học, công nghệ dưới dạng CD-ROM phục vụ
cho việc truy cập thông tin từ các điểm nút. Mạng đã nối tới
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
123
các sở khoa học công nghệ và môi trường các địa phương và
một số trường đại học như ĐHTHHN, đại học Sư phạm, đại
học Thái Nguyên...
- Mạng VCNET là một mạng do bưu điện Nha Trang
thiết lập cho một số người dùng tin ở miền Trung. Đây là một
mạng diện rộng với dịch vụ cơ bản là thư điện tử.
- Ngân hàng dữ liệu ở thành phố HCM được thành lập
đầu năm 1995. Đây là loại hình phục vụ thông tin mới, áp
dụng những kỹ thuật tiên tiến của công nghệ thông tin : Cung
cấp thông tin trên mạng máy tính, qua modem-FAX, ngân
hàng dữ liệu đã tập hợp và tổ chức quản lí trên máy tính
thông tin về 6000 doanh nghiệp trong nước và 10.000 doanh
nghiệp nước ngoài (Mỹ, Nhật, Đức, Bỉ và các nước ASEAN).
Ngân hàng dữ liệu đã nối mạng với Internet thông qua
VARNET của Australia. Hệ thống tư liệu cập nhật gồm: Các
bộ CD-ROM, các Catalog: hội chợ triển lãm, kỉ yếu, niên
giám, các báo cáo hội nghị chuyên đề, nhãn hiệu hàng hoá,
sách báo, tạp chí khoa học kỹ thuật, kinh tế, công nghệ,
thương mại, pháp lí, kinh doanh...
Ngân hàng dữ liệu đã tổ chức phục vụ cho các vấn đề
chủ yếu sau đây: Thông tin kinh tế thị trường trong nước và
quốc tế; thông tin pháp lí: Cung cấp các văn bản pháp lí Nhà
nước, Bộ và UBND các tỉnh mới ban hành, có liên quan đến
sản xuất, kinh doanh, những văn bản về luật lao động, tố
tụng dân sự, đầu tư...; Thông tin giới thiệu đối tác: Ai muốn
đầu tư vào Việt nam, mua bán với Việt nam, tìm đại lí tiêu
thụ, tìm đối tác liên doanh, văn phòng và cơ quan đại diện...
Tóm lại, trong cơ chế thị trường, trong thời kì đổi mới
phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hoá và hiện
đại hoá đất nước một số mạng tin học ở Việt nam đã được thiết
lập và có nhu cầu mở rộng. Các mạng tin học cần tổ chức tốt
việc hợp tác và phối hợp giữa các mạng với nhau để nâng cao
hiêụ quả và chất lượng hoạt động của mình. Nhà nước cần ban
hành những thiết chế, chính sách phát triển và quản lí thống
nhất các mạng tin học và mạng truyền dữ liệu ở nước ta.
Về Đầu Trang Go down
http://tinhhoathuvien.pops.tv
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 165
Join date : 11/12/2010

NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN ( TT) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN ( TT)   NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN ( TT) Icon_minitime5/4/2011, 8:24 pm

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II
1. Phân tích thư viện học là bộ môn khoa học: Khái niệm,
đối tượng, lịch sử hình thành và phát triển, mối quan hệ của
thư viện học với các bộ môn khoa học khác.
2. Trình bày các hệ thống thư viện: Thư viện phổ thông,
thư viện khoa học; đồng thời phân tích phục vụ độc giả trong
thư viện và ngoài thư viện?
3. Trình bày thông tin học là bộ môn khoa học? Đồng thời
phân tích hoạt động thư viện và thư mục là các ngành khoa
học thực nghiệm của thông tin học?
4. Phân tích thông tin học và thực tiễn xã hội? Đồng thời
trình bày thông tin khoa học kỹ thuật là nguồn lực của mỗi
quốc gia; thông tin phục vụ cán bộ lãnh đạo và quản lí, vai trò
của thông tin trong giáo dục và đào tạo.
5. Phân tích quá trình hoạt động thông tin khoa học và
công nghệ? Đồng thời trình bày các mạng thông tin và truyền
dữ liệu, sự bùng nổ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin thư
viện tự động hoá. Các mạng tin học quốc tế và Việt nam.
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
126
Chương III: BỘ MÁY TRA CỨU...........................................128
III.1. Bộ máy tra cứu truyền thống.....................................128
III.1.1 Kho tra cứu.............................................................128
III.1.1.1 Bách khoa toàn thư, từ điển bách khoa..................130
III.1.1.2 Nguồn tài liệu tra cứu nhanh (Ready Reference
Sources..............................................................................131
III.1.1.3 Từ điển (Dictionary).............................................134
III.1.1.4 Nguồn tiểu sử (Biographical Sources).....................135
III.1.1.5 Nguồn tra cứu địa lí. (Geographical Sources).........137
III.1.1.6 Tài liệu chính phủ (Government Document)..........138
III.1.1.7 Bảng chú dẫn (Index)...........................................139
III.1.2 Thư mục (Bibliography)...........................................140
III.1.2.1 Khái niệm............................................................140
III.1.2.2 Các loại thư mục..................................................142
III.1.2.2.1 Thư mục quốc gia (National Bibliography)..........142
III.1.2.2.2 Thư mục thông báo...........................................143
III.1.2.2.3 Thư mục giới thiệu............................................144
III.1.2.2.4 Thư mục phê bình............................................144
III.1.2.2.5 Nhóm thư mục đặc biệt....................................145
III.1.3 Hệ thống mục lục....................................................146
Chương IMII ucï lucï
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
127
III.1.3.1 Mục lục chữ cái....................................................147
III.1.3.2 Mục lục phân loại ................................................150
III.1.3.3 Mục lục chủ đề.....................................................152
III.2 BỘ MÁY TRA CỨU HIỆN ĐẠI.....................................153
III.2.1 Nguồn tra cứu điện tử...............................................153
III.2.2 Thư mục..................................................................157
III.2.3 Mục lục đọc máy (Machine Readable Cataloging -
MARC)...............................................................................158
III.2.4 Trung tâm thư viện máy tính trực tuyến (Online Compu
-ter Library Center - OCLC) ................................................160
III.2.5 Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (Online Public
Access Cataloging- OPAC)..................................................161
III.2.6 Hệ thống trợ giúp tìm tin trực tuyến (Online).............161
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III .........................................164
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
128
CHƯƠNG III
BỘ MÁY TRA CỨU
III.1. BỘ MÁY TRA CỨU TRUYỀN THỐNG
III.1.1 Kho tra cứu
Kho tra cứu giữ một vị trí rất quan trọng trong hệ thống
kho sách thư viện và các cơ quan thông tin. Đây là một bộ
sưu tập đặc biệt bao gồm nhiều loại hình tài liệu có nội dung
phong phú, đa dạng đề cập đến mọi vấn đề khoa học, công
nghệ, văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ... nhằm giúp tra tìm, so
sánh, đối chiếu... các thông tin về mọi lĩnh vực của tri thức và
đời sống. Đối với bạn đọc, kho tra cứu giúp tìm hiểu, tham
khảo từ những vấn đề chung nhất như những nền văn minh,
các châu lục, các quốc gia... cho đến những nội dung cụ thể,
chi tiết như tên tuổi một nhân vật, công thức của một hợp chất
hoá học, ý nghĩa của một biểu tượng hay nghĩa của một từ...
Có thể chia ra nhiều loại tài liệu tra cứu tuỳ theo đặc
điểm nội dung, ý nghĩa sử dụng và phương pháp biên soạn.
Một cách khái quát nhất có thể chia ra các nguồn như sau:
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
129
* Bách khoa toàn thư: Nguồn tra cứu độc lập được sử
dụng nhiều nhất là bách khoa toàn thư. Đây là loại tài liệu
chứa đựng những bài viết ngắn gọn và khá đầy đủ những
thông tin cơ bản của các vấn đề về mọi lĩnh vực tri thức. Bách
khoa toàn thư được sử dụng để trả lời những câu hỏi riêng về
chủ đề hoặc nhân vật cụ thể. Các bộ bách khoa toàn thư có
giá trị là Encyclopedia Britannica, WorldBook Encyclopedia.
* Nguồn tra cứu sự việc, sự thật bao gồm niên giám, niên
lịch, sách chỉ nam, giáo khoa và hướng dẫn. Các loại này tuy
khác nhau về cấu trúc, nội dung và chất lượng nhưng cùng
chung một điểm là dùng để tra cứu nhanh về các sự việc cụ
thể, các diễn biến thực. Tiêu biểu là các bộ World Almanac,
Yearbook.
* Nguồn từ điển liên quan đến mọi khía cạnh cơ sở của từ
ngữ, từ việc xác định nghĩa cho đến kiểm tra chính tả như:
Webster’s Third New International Dictionary, Dictionary of
American Slang
* Nguồn tiểu sử là những nguồn chứng thông tin về con
người trên mọi lĩnh vực của đời sống như Who’s Who, Current
Biography.
* Nguồn địa lí: Những loại có giá trị nhất là sách bản đồ
trong đó giới thiệu không chỉ các thông tin cơ bản các nước
mà còn những hình bản về quá trình phát triển lịch sử, phát
triển xã hội và các trung tâm khoa học. Nguồn địa lí cũng bao
gồm từ điển địa lí, từ điển tên địa danh, các sách hướng dẫn du
lịch và các tài liệu địa lí khác như The Time Atlas of the World.
* Nguồn tài liệu chính phủ là những xuất bản phẩm
chính thức được các cơ quan chính quyền trung ương hoặc địa
phương đặt hàng hoặc trực tiếp xuất bản. Bởi vì nó có thể bao
gồm các tài liệu chỉ dẫn và tài liệu nguồn nên sự tách biệt nó
thành một loại hình riêng chủ yếu để tổ chức và phục vụ
thuận lợi hơn.
Dưới đây là nội dung chi tiết về từng nguồn tài liệu tra cứu
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
130
III.1.1.1 Bách khoa toàn thư, từ điển bách khoa
(Encyclopedia): Là những công trình tra cứu lớn chứa
đựng các mục về nhiều chủ đề rộng lớn hoặc những khía
cạnh phong phú của những lĩnh vực riêng biệt, thường được
sắp xếp theo vần chữ cái của một loại ngôn ngữ. Với chức
năng là một loại sách công cụ tra cứu tổng hợp hoặc chuyên
ngành được biên soạn một cách nghiêm túc, bách khoa toàn
thư phản ánh trình độ phát triển văn hoá, khoa học của một
quốc gia trong từng thời kì lịch sử.
Bách khoa toàn thư bắt nguồn từ một từ Hy lạp là
enkoklios paideia bao gồm enkoklios “chu kì, định kì, thông
thường” và paideia “giáo dục” với ý nghĩa là giáo dục đại
cương về nguồn gốc của nghệ thuật và khoa học giúp mở
mang trí tuệ của con người. Năm 1531 nó chuyển thành từ la
tinh là Encyclopaedie với nghĩa là bài giáo dục tổng quát.
Năm 1644 được chuyển sang từ tiếng Anh là Encyclopedia.
Sách mang tính bách khoa đã xuất hiện từ thời Hy lạp cổ đại,
một số bài giảng về vật lí học, siêu hình học, luân lí học của
học giả Arixtot (257-180 BC) được coi là bộ bách khoa toàn
thư đầu tiên trên thế giới. Ở Việt nam, bộ Vân đài loại ngữ
của Lê Quý Đôn (1726-1784) viết thế kỉ 18 và bộ Lịch triều
hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1782-1840) hoàn
thành năm 1820 là những bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của
Việt nam. Ở Phương Tây, bách khoa toàn thư phát triển theo
ba thời kì: Thời kì cổ đại có 2 bộ Khoa học giải nghĩa gồm 9
tập nêu các nội dung về ngôn ngữ học, toán học, thiên văn
học, âm nhạc, kiến trúc và y học và Lịch sử tự nhiên gồm 37
tập. Thời kì trung đại, bách khoa toàn thư được biên soạn
nhằm phục vụ chủ yếu cho nhà thờ, tăng lữ. Tuy nhiên ở giai
đoạn cuối đặc biệt trong thời kì phục hưng bách khoa toàn
thư đã phát huy được vai trò nâng cao trí thức, mở mang hiểu
biết cho nhân dân. Phương pháp sắp xếp mục từ đã chuyển
dần từ phân loại khoa học sang sắp xếp theo vần chữ cái.
Đáng chú ý nhất là cuốn Từ điển bách khoa do J.J. Hoffman
soạn năm 1677. Mở đầu cho thời kì hiện đại, nhà triết gia
Pháp Denis Diderot (1713-1784) và D’Alembert (1717-
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
131
1783) soạn thảo bộ Bách khoa toàn thư hay Từ điển giải thích
về khoa học, nghệ thuật và ngành nghề gồm 35 tập, xuất bản
những năm 1751-1780. Tiếp đó các nước Đức, Mỹ, Anh, Liên
xô, Trung quốc, Nhật... cũng biên soạn và xuất bản nhiều bộ
bách khoa toàn thư. Nổi tiếng nhất là các bộ Đại từ điển bách
khoa Larousse 10 tập của Pháp, bộ Britanica 24 tập của Anh,
bộ Americana 30 tập của Mỹ, bộ Đại bách khoa từ điển gồm
14 tập của Trung quốc.
Trong quá trình phát triển xây dựng các loại hình tài
liệu tra cứu, cùng với bách khoa toàn thư (Encyclopedie),
xuất hiện thêm từ điển bách khoa (Dictionaire encyclopedies)
nhằm nhấn mạnh đến ý nghĩa là loại sách tra cứu về một
hoặc nhiều lĩnh vực kiến thức, được sắp xếp, trình bày theo
kiểu từ điển.
Sự khác nhau giữa bách khoa toàn thư và từ điển bách
khoa chủ yếu là ở độ nông sâu và độ dài ngắn về nội dung tri
thức biên soạn cho mỗi mục từ phục vụ các đối tượng khác
nhau. Các mục từ trong bách khoa toàn thư được biên soạn kĩ
hơn, cung cấp tri thức sâu và chi tiết hơn, tính hệ thống giữa
các mục từ và trong cơ cấu của cả bộ sách chặt chẽ, lô gích
hơn. Từ điển bách khoa cung cấp tri thức ngắn gọn hơn cho
từng vấn đề, từng mục từ và số mục từ cũng ít hơn so với bách
khoa toàn thư. (Thông thường dung lượng của từ điển bách
khoa chỉ một hoặc vài tập)
III.1.1.2 Nguồn tài liệu tra cứu nhanh (Ready Reference Sources)
Bao gồm Sách lịch (Almanac), Niên giám (Yearbook),
Sách chỉ nam (Handbook), Sách giáo khoa (Manual) và Sách
chỉ dẫn, Danh bạ (Directory) .
Câu hỏi cho tài liệu tra cứu nhanh là những câu hỏi về sự
việc cụ thể. Đây là loại câu hỏi có thể trả lời nhanh chóng từ
những nguồn tài liệu tra cứu đơn lẻ và súc tích. Nói chung
câu hỏi nhanh chỉ cần không quá 1 hoặc 2 phút để tìm câu trả
lời. Tuy nhiên nó có thể được phát triển trong một câu hỏi
tổng hợp khi không có thể xác định ngay lập tức nguồn trả lời
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
132
và phải mất nhiều thời gian và nỗ lực để tìm lời giải. Hoặc
câu hỏi sẽ trở thành một chủ đề tra tìm và nghiên cứu bởi vì
người tìm nó cần nhiều dữ liệu hơn vấn đề trực tiếp hỏi (ngụ
ý câu hỏi ). Ví dụ bạn đọc cần địa chỉ một công ty có thể cần
thực sự không riêng địa chỉ đó mà còn muốn có những thông
tin chi tiết để có thể xin việc, hoặc lấy số liệu làm báo cáo,
hoặc muốn tìm hiểu để điều tra...
Sách lịch là bản tóm tắt các dữ liệu tiện ích và số liệu
thống kê liên quan tới các nước, các vùng, các cá nhân, các
sự kiện, các chủ đề riêng. Hầu hết sách lịch chủ đề riêng
được xuất bản hàng năm hoặc hai năm. Đôi khi nó còn được
gọi là niên giám hay niên lịch. Thông thường sách lịch gồm
những vấn đề chung trong tự nhiên còn niên giám và niên
lịch đi sâu hơn về chuyên ngành. Nó thường được hạn chế
trong một số lĩnh vực hoặc chủ đề. Hiện nay xuất hiện một số
sách lịch chủ đề và niên giám bách khoa tập hợp nội dung đa
dạng như loại sách lịch tổng hợp.
Niên giám, niên lịch là bản tóm tắt các dữ liệu và thống
kê của năm đó, trong khi sách lịch bao gồm tài liệu của cả
những năm trước. Điều khác nhau chủ yếu là sách lịch đưa
vào cả những tài liệu hồi cố còn mục đích cơ bản của niên
giám, niên lịch là ghi chép lại những hoạt động của các vùng,
các chủ đề hoặc lĩnh vực riêng trong năm đó.
Sách chỉ nam (Handbook), Sách giáo khoa (Manual) và
Sách chỉ dẫn, danh bạ (Directory)
Nhóm tiếp theo của nguồn tra cứu nhanh bao gồm sách
chỉ nam, sách giáo khoa và sách chỉ dẫn, danh bạ.
Thực tế rất khó phân biệt giữa sách chỉ nam và sách giáo
khoa thông thường vì vậy có thể dùng như từ đồng nghĩa.
Mục đích chính của nguồn sách chỉ nam và sách giáo khoa là
cung cấp những lĩnh vực kiến thức. Loại tài liệu này nhấn
mạnh đến những kiến thức đã được khẳng định hơn là sự phát
triển gần đây của những kiến thức đó mặc dù trong lĩnh vực
khoa học, sách chỉ nam của một số năm trước hầu như rất ít
sử dụng.
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
133
Đặc biệt sách chỉ nam khoa học bao hàm kiến thức cơ
sở của lĩnh vực chủ đề. Phần lớn thông tin được cung cấp
dưới dạng tốc kí, bảng biểu, sơ đồ, biểu tượng, phương trình,
thuật ngữ chuyên ngành... chỉ những chuyên gia mới có thể
hiểu. Một số tài liệu giáo khoa chuyên ngành cũng tương tự
như vậy.
Sách chỉ nam và giáo khoa có một điểm chung là phạm
vi hạn chế. Thực tế giá trị đặc biệt của nó là thông tin chuyên
sâu trong lĩnh vực hẹp. Có rất nhiều sách chỉ nam và giáo
khoa. Một số xuất hiện mỗi năm trong khi một số khác mất đi
hoặc được thay tên.
Sách chỉ dẫn các viên chức, người sản xuất... có thể thấy
trong hầu hết các thư viện, bổ sung cho những tài liệu tra cứu
chuẩn. Nội dung sách chỉ dẫn rất phong phú, từ các sách
hướng dẫn thành phố, các danh bạ điện thoại cho đến các chỉ
dẫn mã vùng. Trong cuốn chú giải thuật ngữ thư viện The
A.L.A.Glossary of Library Terms đã xác định sách chỉ dẫn là
“danh mục của cá nhân hoặc tổ chức được sắp xếp một cách
hệ thống thường theo thứ tự chữ cái hoặc phân loại, giới thiệu
địa chỉ, mối quan hệ của các cá thể và các địa chỉ, quan chức,
nhiệm vụ và những dữ liệu tương tự của các tổ chức”. Nhu
cầu tin kiểu chỉ dẫn chiếm số lượng lớn trong các yêu cầu tin
tại thư viện, nhất là các thư viện công cộng. Nó giải đáp các
câu hỏi tìm các cá nhân, chuyên gia và các tổ chức thông qua
các địa chỉ, số điện thoại, mã vùng, tên chính xác của cơ
quan, tổ chức hay cá nhân.
Mục đích của sách chỉ dẫn là nhằm tìm ra:
- Địa chỉ hoặc số điện thoại của các cá nhân hoặc các
hãng, công ty.
- Tên đầy đủ của cá nhân, hãng hoặc các tổ chức.
- Miêu tả các sản phẩm hoặc dịch vụ của các xí nghiệp,
công ty.
- Tên của chủ tịch, giám đốc các hãng, công ty; hiệu
trưởng nhà trường; những người có trách nhiệm hoặc quảng
cáo bán hàng.
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
134
Với số lượng ít hơn và các nhu cầu hạn chế nhưng rất cập
nhật - thông tin về tiểu sử cá nhân hoặc về chức vụ chủ tịch,
giám đốc hãng; hãng đó có còn tiếp tục hoạt động hay
không? Các dữ liệu lịch sử và hiện tại về các viện, các công
ty hoặc các nhóm chính trị: (thành lập khi nào, bao nhiêu
thành viên...); các địa chỉ giao dịch thương mại.. sách chỉ dẫn
thường được các nhà nghiên cứu khoa học xã hội sử dụng để
tách biệt một số nhóm quan tâm cho công tác nghiên cứu.
Sách chỉ dẫn là loại tài liệu tra cứu dễ sử dụng hơn các
loại khác vì phạm vi trung bình, cách chỉ dẫn trong nhan đề
và kiểu của thông tin được hạn chế và thường được giới thiệu
theo một trật tự chung, cách thể hiện rõ ràng. Có nhiều cách
để phân loại sách chỉ dẫn song nói chung có thể chia ra các
loại sau:
- Chỉ dẫn về địa phương
- Chỉ dẫn về chính phủ
- Chỉ dẫn về các công trình phúc lợi công cộng:
Bệnh viện, trường học, bảo tàng, thư viện...
- Chỉ dẫn nghề nghiệp
- Chỉ dẫn về buôn bán thương mại
- Dịch vụ đầu tư
III.1.1.3 Từ điển (Dictionary).
Theo The American Heritage Dictionary of the English
Language từ điển là một loại sách tra cứu chứa đựng danh
mục của các từ xếp theo vần chữ cái, giới thiệu các thông tin
về mỗi từ gồm ý nghĩa của từ, cách phát âm và nguồn gốc
của từ. Hoặc là một cuốn danh mục từ của một ngôn ngữ này
đối chiếu/chuyển sang một ngôn ngữ khác. Từ điển cũng có
thể là một cuốn danh mục từ hoặc những thuật ngữ chuyên
ngành của một lĩnh vực hoặc chủ đề khoa học riêng, giải
thích chi tiết, cặn kẽ về nghĩa của từ được sử dụng trong
chuyên ngành đó.
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
135
Có thể rút ra định nghĩa về từ điển như sau: từ điển là
một loại sách tra cứu tập hợp các đơn vị ngôn ngữ sắp xếp
theo một trật tự nhất định nhằm cung cấp những thông tin cần
thiết như cách phát âm, từ nguyên, từ loại, nghĩa, hình thức
dịch đối chiếu... Hai loại từ điển chính là từ điển giải thích
(giải thích các nghĩa của từ) và từ điển song ngữ (đối chiếu
ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác).
Có một định nghĩa vui song phản ánh rất chính xác ý
nghĩa tra cứu của từ điển: đó là một loại sách hầu như mọi
người đều đọc song không bao giờ đọc hết cuốn.
Quan niệm chung cho rằng chỉ có một loại từ điển, song
sự thực với nội dung bao hàm nhiều lĩnh vực, từ điển có thể
được phân chia thành 7 loại sau:
● Từ điển ngôn ngữ đối chiếu
● Từ điển bỏ túi không nhiều hơn 30.000-55.000 từ, loại
này được dùng nhiều vì rẻ tiền và tiện mang theo người.
● Từ điển lịch sử ngôn ngữ trình bày lịch sử của từ, từ khi
bắt đầu sử dụng tới nay
● Từ điển từ nguyên gần giống như từ điển đầu đề nhưng
có khuynh hướng nhấn mạnh hơn đến việc phân tích sự cấu
thành và nguồn gốc chung với ngôn ngữ khác.
● Từ điển đầu đề tiếng nước ngoài là loại từ điển song
ngữ giải thích nghĩa của từ với một ngôn ngữ khác.
● Từ điển chuyên đề tập chung giải thích các từ theo các
ngành, lĩnh vực về khoa học và kĩ thuật.
● Các từ điển “khác” bao gồm hầu hết các loại từ điển
viết tắt, từ điển tiếng lóng đến các loại từ điển sử dụng riêng.
III.1.1.4 Nguồn tiểu sử (Biographical Sources)
Nguồn tiểu sử là nguồn tài liệu cung cấp những nghiên
cứu về cuộc đời và sự nghiệp của các cá nhân. Thông thường
tiểu sử giới thiệu các nhân vật lịch sử, các danh nhân, nhà
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
136
hoạt động chính trị, văn hoá, nhà khoa học, văn nghệ sĩ...
Tuy nhiên cũng có những cuốn tiểu sử giới thiệu những người
lãnh đạo, người quyền quý và những người có trách nhiệm
khác trong các hãng, các công ty hay cơ quan và các tổ chức
nhà nước, tổ chức tư nhân. Nguồn tiểu sử thường giới thiệu họ
và tên nhân vật, biệt hiệu, bút danh, năm sinh và năm mất,
nơi sinh, quê quán, địa chỉ, số điện thoại, quá trình hoạt
động, các công trình nghiên cứu, sáng tác, phát minh. Một số
tiểu sử chi tiết còn giới thiệu kĩ cả về cha mẹ, vợ con nhân
vật, về lịch sử tóm tắt, thậm chí còn trích giới thiệu một phần
những công trình quan trọng của nhân vật. Nguồn tiểu sử có
ích lợi cho hầu hết mọi người từ nhà nghiên cứu tới người
không thuộc chuyên ngành. Do vậy hầu hết danh mục của
nhà xuất bản đều có các tài liệu tiểu sử, từ các tiểu sử cá
nhân của các bộ tuyển tập cho tới các danh sách đặc biệt của
các cá nhân trong các lĩnh vực chuyên môn.
Sự phát triển nhanh của dân số và các ngành nghề cùng
với sự nâng cao trình độ giáo dục là nguyên nhân của sự tăng
nhanh các nguồn tài liệu tiểu sử. Các đề mục có khuynh
hướng ngày càng tóm lược, nói chung chỉ giới thiệu họ tên,
ngày sinh, nơi sinh, trình độ học vấn, chức danh và địa chỉ.
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
137
III.1.1.5 Nguồn tra cứu địa lí. (Geographical Sources)
Nguồn tra cứu địa lí có thể được sử dụng một cách đơn
điệu như để trả lời câu hỏi: “Nó ở đâu” hoặc cũng có thể theo
cách tế nhị và phức tạp hơn để giúp giải quyết mối quan hệ
giữa các nước liên quan trở nên rõ ràng hơn như vấn đề lãnh
thổ, biên giới.
Loại câu hỏi đầu tiên và phổ biến nhất là vị trí của một
địa phương hay của một thành phố nào đó? Khoảng cách từ
nơi này tới nơi kia? Hoặc mùa đông ở Pháp lệch bao nhiêu độ
với mùa đông ở Hà nội? Những vấn đề của những tài liệu địa
lí liên quan tới khí hậu, môi trường, đặc sản, biên giới hành
chính, lịch sử và nhiều vấn đề khác của các vùng đất.
Nói chung nguồn tài liệu địa lí giới thiệu dưới hình thức
đồ hoạ, cho phép hình dung ra toàn cảnh một triều đại. Ngoài
ra một số lượng lớn tài liệu nguồn địa lí là những tác phẩm
nghệ thuật, nó thoả mãn những yêu cầu đặc biệt mà khó có
thể tìm được trong các nguồn văn bản.
Nguồn tài liệu địa lí được phân chia thành 3 loại lớn
như sau:
- Bản đồ và tập bản đồ (Map & Atlas)
- Từ điển địa lí (Gazetteer)
- Sách hướng dẫn du lịch (Guidebook)
● Bản đồ giới thiệu đường ranh giới chính thức của trái
đất theo bề mặt phẳng. Bản đồ có thể phân chia thành bản đồ
bề mặt phẳng, bản đồ chi tiết, bộ sưu tập các bản đồ trong tập
bản đồ, quả địa cầu... Bản đồ tự nhiên sao lại những nét chính
của vùng đất từ sông ngòi và châu thổ tới núi đồi. Bản đồ
đường sá trình bày đường bộ, đường sắt, cầu cống... Bản đồ
chính trị nói chung chỉ giới hạn trong việc định ranh giới các
vùng lãnh thổ, các thành phố, thị xã, quận, huyện... song cũng
có thể bao gồm cả những nét chính về địa hình và đường sá.
Hoặc riêng biệt, hoặc kết hợp với nhau, 3 loại bản đồ này tập
hợp lại thành một số lượng lớn các bản đồ để hình thành tập
bản đồ.
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
138
Một nhóm khác của bản đồ là các bản đồ chủ đề, loại
này thường quan tâm đến các khả năng đặc biệt của bản đồ.
Có thể tra tìm ở đây những vấn đề về lịch sử, kinh tế, chính
trị... được thể hiện dưới hình thức đồ hoạ trên bản đồ.
● Từ điển bản đồ là những từ điển địa lí, thông thường là
các địa danh. Từ đây sẽ tra ngược lại để tìm ra thành phố,
núi, sông hay các đặc điểm tự nhiên khác nằm ở đâu. Từ điển
bản đồ chi tiết sẽ đưa thêm vào các thông tin về dân số và
những yếu tố kinh tế chủ đạo của vùng.
● Sách hướng dẫn du lịch rất cần thiết cho việc xác định
hoặc hướng dẫn. Nó bao gồm mọi thông tin từ giá cả của một
phòng khách sạn ở Paris hay NewDeli tới những thắng cảnh
ở Pnompenh hay Boston.
III.1.1.6 Tài liệu chính phủ (Government Document)
Tài liệu chính phủ không phải là toàn bộ luật pháp, công
nghệ hay một loại ấn định nào. Tài liệu chính phủ bao gồm
nhiều loại hình khác nhau từ báo cáo về quân sự tới quá trình
sinh trưởng của cây cảnh. Song tất cả đều có một điểm chung
là số lượng rất lớn.
Tài liệu chính phủ là bất kì một xuất bản phẩm nào do
chính phủ cấp chi phí in ấn hoặc do các cơ quan của chính
phủ xuất bản. Những tài liệu được quan tâm thường là của
các cơ quan như: Quốc hội, toà án, cơ quan hành pháp.
Dưới góc độ sử dụng, tài liệu được phân chia thành:
● Hồ sơ của cơ quan hành chính nhà nước
● Tài liệu nghiên cứu của các chuyên viên bao gồm số
lượng lớn các bản thống kê và dữ liệu có giá trị khoa học và
kinh doanh cao.
● Nguồn thông tin đại chúng: Có thể là sách, bản thảo, vi
phim và mọi loại hình xuất bản khác.
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
139
III.1.1.7 Bảng chú dẫn (Index)
Chú dẫn là một quá trình phân tích tài liệu, thường theo
dấu hiệu họ tên người và chủ đề. Bởi vì hầu hết các xuất bản
phẩm: Sách báo, tạp chí... tổng hợp nhiều vấn đề khác biệt
nên cần thiết phải được chú dẫn để chọn lọc những vấn đề
chủ yếu phục vụ nhu cầu của người đọc: Danh từ “chú dẫn”
được bắt nguồn từ một động từ gốc la tinh “dicare” có nghĩa
là “trưng bày, giới thiệu ra”.
Nguồn chú dẫn tốt phải đưa ra được các hướng tra cứu
phong phú từ tác giả, nhan đề cho tới chủ đề và nhà xuất bản,
để cho phép người dùng dễ dàng tìm được những điều cần
thiết. Phương pháp tổ chức sắp xếp chú dẫn phải đơn giản và
thuận tiện nhất.
Người đọc tiếp cận chú dẫn theo nhiều cách khác nhau
với những lí do khác nhau. Các học giả và nhà nghiên cứu
muốn tìm kiếm tác giả một bài báo hay một quyển sách, họ
biết các tác giả đó là chuyên gia trong lĩnh vực nào. Trong
trường hợp này đó là phương pháp đi trực tiếp tới nguồn
nhanh hơn cách tiếp cận theo chủ đề. Tuy nhiên đối với sinh
viên họ không biết ai nổi tiếng trong lĩnh vực nào thì thường
tìm tài liệu theo chủ đề.
Một số loại chú dẫn thường gặp là:
+ Chú dẫn xuất bản phẩm định kì gồm có: (1) Chú dẫn
tổng hợp cho nhiều loại tạp chí theo một hoặc nhiều chủ đề;
(2) Chú dẫn chủ đề bao gồm không chỉ tạp chí mà còn một số
loại hình xuất bản phẩm khác mục đích là nhằm chú dẫn các
tài liệu trong chủ đề hẹp. Ví dụ như Chú dẫn ứng dụng khoa
học và công nghệ (Applied Science & Technology Index); (3)
Chú dẫn một loại tạp chí: Trước đây khá phổ biến, ngày nay
ít được xuất bản. Một trong những chú dẫn khá nổi tiếng loại
này là National Geographic Index từ 1888 - 1988 (Mỹ).
+ Chú dẫn báo được xuất bản khá nhiều ở Mỹ, Anh, Pháp
trong đó nổi bật là The New York Times Index.
+ Chú dẫn xuất bản phẩm liên tục: Bao gồm cả chú dẫn
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
140
những tài liệu xuất bản và những tài liệu không xuất bản như
kỉ yếu hội nghị khoa học và các tài liệu đại hội, các tài liệu
chính phủ...
+ Chú dẫn bộ sưu tập: Chú dẫn các sưu tập thơ kịch, tiểu
thuyết, bài hát...
+ Chú dẫn khác: là chú dẫn cho tất cả các loại tài liệu từ
sách, sáng chế phát minh, tiêu chuẩn tới âm nhạc...
III.1.2 Thư mục (Bibliography)
III.1.2.1 Khái niệm
Bắt nguồn từ một danh từ cổ Hy lạp được ghép gồm hai
thành phần Biblio (Sách) và Grapho ( Ghi chép), thuật ngữ
(Bibliographo) có nghĩa là cuốn ghi chép về sách vở. Theo
gốc Hán Việt, thư mục cũng có nghĩa là bản kê các sách vở
được sắp xếp thứ tự. ở Phương Đông đồng nghĩa với thư mục
còn có Kinh tịch chí.
Trong cuốn The American Heritage Dictionary of the
English Languages thư mục được giải thích là: (1) Danh mục
các tác phẩm của một tác giả hoặc một nhà xuất bản; (2)
Danh mục các bài viết liên quan đến một chủ đề; (3) Danh
mục các tài liệu được sử dụng hoặc tham khảo của một tác
giả trong quá trình biên soạn, sáng tác một tác phẩm.
Như vậy thư mục là một bản danh mục giới thiệu vắn tắt
những đặc điểm, nội dung cơ bản của sách, báo, tài liệu viết
về một hoặc một số vấn đề, được sắp xếp hệ thống, khoa học
nhằm giúp người đọc truy tìm và sử dụng nhanh chóng, phù
hợp với trình độ và yêu cầu.
Ở Pháp, đặc biệt trong những năm cuối thế kỉ 18, hoạt
động thư mục được nổi bật như một sự tiến bộ của khoa học
thư viện. ở Mỹ và Anh hiện nay có khuynh hướng phân chia
thành thư mục phê bình, thư mục phân tích, thư mục lịch sử.
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
141
Khi nói đến thư mục có nghĩa là nói đến việc nghiên cứu
sách và lập danh mục sách và các vật mang tin khác. Thư
mục sẽ nói cho bạn đọc biết - cùng với những điều khác - ai
là tác giả của sách, ai xuất bản nó và xuất bản ở đâu? Khi
nào nó đã được xuất bản...
Khi một tài liệu được đưa vào thư mục, bạn đọc có thể
biết: tài liệu đó có trong thư viện hay không và có thể đọc
được không? Nếu tài liệu không có trong thư viện, có thể đọc
nó ở đâu và hiện họ có thể mượn nó qua thủ tục cho mượn
giữa các thư viện được không?
Thư mục không chỉ giới hạn sách mà còn áp dụng cho các
loại hình vật mang tin khác từ phim và băng từ tới phần mềm
máy vi tính và ảnh. Ví dụ thư mục về nhà văn Hemingway sẽ
bao gồm cả sách, phim, tranh ảnh... về chủ đề này.
Một bản thư mục tốt cần đáp ứng những yêu cầu sau:
● Tính hoàn chỉnh: Thông qua một bản thư mục riêng
hoặc kết hợp nhiều bản thư mục, cán bộ thư viện có thể truy
nhập tới các biểu ghi hoàn chỉnh của mọi lĩnh vực quan tâm.
Cả những biểu ghi hiện tại và quá khứ. Thư mục chỉ ra không
những các tài liệu đang xuất bản mà còn giúp định hướng
những tài liệu sẽ xuất bản.
● Tính chi tiết: Nói chung thư mục giới thiệu các tác
phẩm nguyên vẹn như một cuốn sách, một bản tạp chí, một
báo cáo... nhưng thư mục cũng có thể giới thiệu những phần
riêng trong một tài liệu như các thư mục bài trích sách, trích
báo, tạp chí...
● Tính đa dạng: Thông thường sách là thành phần chính
của hầu hết các bản thư mục, nhưng thư mục cũng bao gồm
các loại hình xuất bản khác từ các báo cáo, tài liệu tới các
loại hình đa dạng của dữ liệu đọc máy.
● Tính phân biệt: Thư mục thường nêu những thông tin
chuẩn tương tự những thông tin được nêu trong mục lục như
tác giả, nhan đề, lần xuất bản, nơi xuất bản, đặc điểm số
lượng... Một số thư mục còn đưa cả các yếu tố như số tiêu
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
142
chuẩn quốc tế của sách (International Standard Book
Number - ISBN) do nhà xuất bản đặt ở trang bên trái của
trang tên sách để phân biệt tên sách này với tên sách khác.
Cũng với ý nghĩa như vậy số loại chuẩn quốc tế (International
Standard Serial Number - ISSN) được đưa vào để phân
biệt các xuất bản phẩm định kỳ.
● Tính chỉ chỗ: Tài liệu nằm ở vị trí nào trong thư viện
hoặc ở đâu có thể tìm đọc tài liệu.
● Tính chọn lọc: Thư mục giúp cán bộ thư viện và bạn
đọc dễ dàng chọn tìm tài liệu từ những kho sách phong phú
và đa dạng bằng cách giới thiệu các chủ đề chọn lọc, các
nhóm tác giả, các loại hình tài liệu khác nhau hoặc các dạng
tài liệu phù hợp với từng nhóm bạn đọc.
III.1.2.2 Các loại thư mục.
Có thể căn cứ nhiều dấu hiệu khác nhau như phương
pháp biên soạn, nội dung tài liệu được tập hợp, mục đích và
đối tượng sử dụng... để phân chia các loại thư mục.
Các loại thư mục phổ biến hiện nay gồm có:
III.1.2.2.1 Thư mục quốc gia (National Bibliography)
Đây là loại thư mục tổng hợp có nhiệm vụ thống kê,
thông báo đầy đủ nhất tình hình xuất bản phẩm của một quốc
gia. Nó còn có tên gọi là “Mục lục xuất bản phẩm lưu chiểu”
(Liste des Imprimés Deposés au service sur dépôt légal)
Các nước có nguyên tắc biên soạn thư mục quốc gia khác
nhau. Việt nam và nhiều nước áp dụng nguyên tắc thu thập
tài liệu theo địa dư, nghĩa là tất cả các xuất bản phẩm trong
địa phận quốc gia, không phân biệt loại hình, nội dung, ngôn
ngữ của tài liệu đều được đưa vào thư mục quốc gia.
Do đặc điểm lịch sử hình thành dân tộc đặc biệt, một số
nước quy định thư mục quốc gia phải tập hợp toàn bộ tài liệu
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
143
xuất bản bằng ngôn ngữ chính của quốc gia đó, bất kể được
xuất bản tại đâu. Ngoài ra còn một nguyên tắc khác trong thu
thập tài liệu cho thư mục quốc gia là nội dung của tài liệu đề
cập đến đất nước hay dân tộc đó.
Có hai loại thư mục quốc gia:
1.Thư mục quốc gia hiện tại (thống kê tài liệu mới xuất
bản, được phát hành hàng tháng và tập hợp thành một cuốn
mỗi năm)
2.Thư mục quốc gia quá khứ (giới thiệu tài liệu xuất bản
từ những năm trước, trong một thời gian dài) như “thư mục
xuất bản phẩm trong thời kì chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ ở miền Bắc Việt nam”.
Việc biên soạn thư mục quốc gia được giao cho cơ quan
theo dõi và nhận xuất bản phẩm lưu chiểu. Thư mục quốc gia
Việt nam do thư viện quốc gia biên soạn và phát hành.
III.1.2.2.2 Thư mục thông báo
Là thư mục mang tính chất chuyên khoa có nhiệm vụ
thông báo các tài liệu quan trọng về các ngành tri thức phục
vụ nghiên cứu khoa học và sản xuất. Tiêu chuẩn tài liệu được
chọn chủ yếu dựa vào giá trị khoa học, giá trị nghiên cứu,
không phụ thuộc thời gian xuất bản, ngôn ngữ hay loại hình
tài liệu. Tuy nhiên loại tài liệu được quan tâm là các bài trích
sách báo và tạp chí chuyên môn.
Có hai loại thư mục thông báo:
1. Thư mục thông báo khoa học tập hợp tài liệu nghiên
cứu sâu nhằm phục vụ những đối tượng độc giả nhất định của
một ngành hoặc một số ngành khoa học.
2. Thư mục thông báo rộng rãi giới thiệu những tài liệu
mới xuất bản cho mọi đối tượng độc giả các ngành nghề khác
nhau. Thường gặp loại thư mục này trên các trang báo và tạp
chí hoặc xuất bản thành các tập riêng biệt để giới thiệu,
quảng cáo một số sách mới xuất bản và sách sắp xuất bản của
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
144
một nhà xuất bản nào đó. Trong các thư viện và cơ quan
thông tin, có loại danh mục giới thiệu sách mới nhập treo tại
phòng đọc, phòng mượn hoặc gửi tới các cá nhân, bộ phận
trong cơ quan.
Thư mục thông báo thường được biên soạn tại các thư
viện khoa học tổng hợp và chuyên ngành, thư viện các viện
nghiên cứu, các trường đại học, thư viện các tỉnh thành phố
lớn. Thư mục thông báo rộng rãi do các nhà xuất bản, cơ quan
phát hành hoặc các thư viện phổ thông biên soạn.
III.1.2.2.3 Thư mục giới thiệu
Thư mục giới thiệu được biên soạn nhằm tuyên truyền
giáo dục, hướng dẫn đọc theo chuyên đề cho mọi đối tượng
bạn đọc. Đặc điểm nổi bật là nguyên tắc chọn tài liệu rất
chặt chẽ cả về nội dung và hình thức. Thư mục chỉ tập hợp
những tài liệu tốt nhất chứ không đưa vào tất cả xuất bản
phẩm về chuyên đề đó.
Về phương pháp biên soạn: mọi tài liệu trong thư mục
đều được phân tích nội dung bằng phương pháp dẫn giải để
gợi ý, hướng dẫn người đọc nắm được giá trị khoa học, tư
tưởng và nghệ thuật của tài liệu.
Mặc dù có thư mục giới thiệu nghiên cứu để giúp cán bộ
nghiên cứu khoa học sưu tầm tài liệu về các chuyên đề, song
có thể coi đối tượng chủ yếu của thư mục giới thiệu là bạn
đọc có trình độ văn hoá thấp. Họ cần cán bộ thư mục giúp họ
chọn tìm tài liệu hợp trình độ, đúng yêu cầu. Họ cũng cần
được giải thích và hướng dẫn để hiểu và cảm thụ đúng giá trị
của tài liệu.
III.1.2.2.4 Thư mục phê bình
Thư mục phê bình có nhiệm vụ phân tích, nhận xét
những tác phẩm mới xuất bản, từ đó đánh giá về giá trị và
ảnh hưởng của tác phẩm trên các mặt chính trị tư tưởng, văn
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
145
học nghệ thuật, khoa học... Tuy cùng nhằm mục đích tuyên
truyền, giáo dục song thư mục phê bình khác thư mục giới
thiệu ở chỗ đối tượng phục vụ rộng rãi hơn và thư mục phê
bình thường áp dụng cho những tài liệu thuộc lĩnh vực khoa
học xã hội, chủ yếu là tác phẩm văn học. Thư mục phê bình
có quan hệ rất gần gũi với công tác phê bình văn học song
thư mục phê bình chỉ giới hạn trong phạm vi giáo dục, tuyên
truyền các ấn phẩm giúp độc giả tự tìm đọc và tiếp thu đúng
đắn giá trị tác phẩm đồng thời giúp tác giả nhận thấy ưu điểm
và thiếu sót của họ trong quá trình sáng tác.
III.1.2.2.5 Nhóm thư mục đặc biệt
Ngoài 4 loại thư mục kể trên, dựa vào nội dung tài liệu
và tính chất của tài liệu, có thể bổ sung thêm nhóm thư mục
đặc biệt bao gồm thư mục nhân vật, thư mục địa chí, thư mục
các tài liệu thư mục (Thư mục bậc 2).
● Thư mục nhân vật: Để phục vụ công tác nghiên cứu,
tìm hiểu sâu về các danh nhân, thư mục nhân vật tập hợp các
tài liệu về tiểu sử, sự nghiệp và những tác phẩm của các vị
lãnh tụ, các anh hùng dân tộc, các nhà hoạt động nổi tiếng
trong các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, khoa học, công nghệ.
Thư mục nhân vật có thể giới thiệu một nhân vật hoặc một
nhóm nhân vật có cùng ngành nghề hay cùng sinh sống ở một
địa phương...
● Thư mục địa chí: Các thư viện khoa học tổng hợp tỉnh,
thành phố rất chú ý công tác biên soạn thư mục địa chí. Với
nhiệm vụ tập hợp tài liệu xuất bản tại địa phương, tài liệu
nghiên cứu về địa phương và tài liệu của các tác giả người
địa phương, thư mục địa chí là nguồn tài liệu rất quan trọng
trong việc nghiên cứu tổng hợp về mọi mặt lịch sử, kinh tế,
địa lí, văn hoá, khoa học...của địa phương. Không những giúp
nghiên cứu sâu về những đặc điểm kinh tế văn hoá, góp phần
phát hiện những tiềm năng thiên nhiên và con người của địa
phương, thư mục địa chí còn có tác dụng lớn trong việc giáo
dục truyền thống, khơi dậy niềm tự hào và tình yêu quê
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
146
hương của mọi tầng lớp nhân dân.
● Thư mục các tài liệu thư mục là loại thư mục đặc biệt
được biên soạn không phải từ các tài liệu gốc mà trên cơ sở
các bản thư mục khác. Thư mục các tài liệu thư mục tập hợp
thống kê các bản thư mục các chuyên đề khác nhau với các
hình thức khác nhau kể cả những thư mục in trong sách, báo,
tạp chí. Mục đích là giúp cán bộ thư mục tra cứu, hướng dẫn,
tuyên truyền sách báo, đồng thời trực tiếp giúp đỡ bạn đọc
nắm được các nguồn thư mục hiện có.
Trong thế giới phong phú đa dạng của các loại hình thư
mục, mỗi loại đều có vị trí, nhiệm vụ riêng nhằm đáp ứng
nhu cầu của từng loại bạn đọc. Vì vậy người cán bộ thư mục
cần hiểu rõ các loại hình thư mục để phát huy tối đa tác dụng
của nó phục vụ công tác chuyên môn của mình, đồng thời
độc giả nắm vững tính chất, đặc điểm và công dụng của các
loại thư mục sẽ nhanh chóng tìm chọn được tài liệu hợp trình
độ, đúng yêu cầu, nhờ vậy sẽ tiết kiệm thời gian, nâng cao
hiệu quả nghiên cứu và học tập.
III.1.3 Hệ thống mục lục
Hệ thống mục lục là công cụ tra tìm tài liệu vô cùng
quan trọng trong các thư viện và cơ quan thông tin. Với
chức năng phản ánh toàn bộ kho tư liệu theo các đặc điểm
khác nhau: Vần chữ cái của tiêu đề miêu tả, nội dung hay
chủ đề của tài liệu.
Hệ thống mục lục hoàn chỉnh thường có 3 loại:
- Mục lục chữ cái
- Mục lục phân loại
- Mục lục chủ đề
Mỗi loại có một vị trí riêng và thích ứng với các phương
pháp tra tìm tài liệu khác nhau. Mục lục chữ cái giúp xác
định nhanh chóng những tác phẩm của một tác giả. Mục lục
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
147
phân loại phản ánh thành phần nội dung kho tư liệu. Mục
lục chủ đề tập hợp tư liệu theo lô gích riêng của từng vấn
đề. Ngoài ra còn có mục lục liên hợp được xây dựng trên
kết quả phối hợp hoạt động của một số thư viện cùng khu
vực hoặc cùng ngành. Riêng cho cán bộ thư viện có thêm
mục lục công vụ.
III.1.3.1 Mục lục chữ cái
Các phiếu miêu tả được sắp xếp trong mục lục chữ cái
theo thứ tự vần chữ cái của tiêu đề miêu tả (Họ tên tác giả
hoặc tên tài liệu ). Đây là loại mục lục dễ tổ chức, dễ sử dụng
và phù hợp với tâm lí, thói quen của đại bộ phận bạn đọc. Do
vậy tại những thư viện nhỏ có trình độ xử lí kĩ thuật thấp, mục
lục chữ cái đóng vai trò là bộ máy tra cứu duy nhất.
Mục lục chữ cái có cấu tạo khá đơn giản, phần chủ yếu là
các phiếu miêu tả được sắp xếp theo vần chữ cái họ tên tác
giả hay tên tài liệu. Để phân chia hộp phiếu mục lục thành
các phần nhỏ giúp tra tìm nhanh chóng, có các phiếu tiêu đề.
Phiếu tiêu đề chính (có phần nhô lên ở giữa) thường ghi
những chữ cái (VD: A,B,C...); tên tác giả nổi tiếng hoặc tên
cơ quan, đoàn thể, tổ chức. Phiếu tiêu đề phụ (có phần nhô
lên ở bên phải hoặc bên trái) thường ghi các bộ phận nhỏ
trong một vần (Ba, Bi,...C, Ch,...N, Ng, Nh...) hoặc tên tác
giả (Tô Hoài, Tố Hữu...)
Trong mục lục chữ cái hầu như toàn bộ tài liệu của tác
giả được đưa tập trung vào một khu vực trong ô phiếu. Ngay
cả trường hợp tên tác giả không phải là tiêu đề miêu tả (sách
có 2 - 3 tác giả) , phiếu bổ sung sẽ giới thiệu tên tác giả như
dấu hiệu để sắp xếp phiếu. Vì vậy mục lục chữ cái còn được
gọi là mục lục tác giả.
Số lượng phiếu tiêu đề phụ thuộc và thay đổi tuỳ theo sự
phát triển của kho sách và số lượng phiêú miêu tả, theo quy
định nếu có từ khoảng 50 phiếu miêu tả thì dựng 1 phiếu tiêu
đề. Với thư viện nhỏ, số lượng phiếu miêu tả ít, nếu dùng
nhiều phiếu tiêu đề sẽ gây rối mắt. Ngược lại nếu có quá
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
148
nhiều phiếu miêu tả mà không có đủ phiếu tiêu đề, bạn đọc
sẽ khó tìm tài liệu.
Bên cạnh phiếu tiêu đề còn có phiếu chỉ chỗ, hướng dẫn.
Có hai loại phiếu hướng dẫn.
1.Hướng dẫn về tác giả áp dụng cho các tác giả có nhiều
bút danh biệt hiệu nhằm tránh phân tán các tài liệu của cùng
tác giả. Khi xếp mục lục cần có phiếu hướng dẫn để tập trung
tất cả tài liệu của 1 tác giả vào cùng một vị trí (theo tên thật
hoặc theo bút danh, biệt hiệu).
Ví dụ:
Sao Đỏ xem Nguyễn Lương Bằng
Nguyễn Khắc Hiếu xem Tản Đà.
Đối với họ tên tác giả nước ngoài được phiên âm khác
nhau do các lần xuất bản khác nhau cần hướng dẫn cho bạn
đọc tới phiên âm đúng nhất.
Ví dụ:
Mã Khắc Tư xem Mác
Đi phô Đa ni en xem Đê phô Đa ni en.
2.Hướng dẫn tài liệu áp dụng cho những tài liệu có tên
bắt đầu bằng điều lệ, nghị quyết, báo cáo... của các cơ quan,
tổ chức được miêu tả theo tên tác giả tập thể. Để giúp bạn
đọc nhanh chóng tìm được tài liệu, cần có phiếu chỉ chỗ.
Ví dụ:
Điều lệ xem Tên cơ quan;
Nghị quyết xem Tên cơ quan.
Nguyên tắc sắp xếp phiếu trong mục lục chữ cái khá linh
hoạt. Đối với những thư viện nhỏ ít tài liệu, có thể xếp chung
hộp phiếu cho các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc như Mục lục
chữ cái La tinh (Anh, Pháp, Đức), Mục lục chữ cái Xlavơ (Nga,
Bun ga ry, Xéc bi), Mục lục chữ cái tượng hình (Trung quốc,
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
149
Triều tiên). Những thư viện lớn có kho sách ngoại văn phong phú
sẽ tổ chức các hộp mục lục riêng cho từng ngôn ngữ.
Hiện nay, ở Việt nam có hai trường phái sắp xếp mục lục
họ tên tác giả cá nhân khác nhau. Một trường phái áp dụng
nguyên tắc miêu tả thuận, tức là theo đúng trật tự Họ- Đệm-
Tên. Khi tổ chức mục lục, lấy dấu hiệu Họ làm cơ sở để sắp
xếp. Tiếp đó xét đến Đệm và Tên, đúng như trật tự bình
thường của họ tên người Việt nam.
Ví dụ:
Đặng Thai Mai
Phan Huy Lê
Một trường phái khác áp dụng nguyên tắc miêu tả đảo,
đưa Tên (kể cả tên kép) lên trước rồi mới tới Họ, Đệm. Các
thứ tự để xếp mục lục chữ cái là Tên tác giả, sau đó xét đến
Họ và cuối cùng là tên Đệm.
Ví dụ:
Diệu Linh (Nguyễn thị)
Duật (Phạm Tiến)
Khánh (Đinh Gia)
Đặc biệt có một số thư viện, khi miêu tả vẫn theo thứ tự
thuận Họ- Đệm- Tên, nhưng khi tổ chức mục lục lại căn cứ
vào Tên tác giả chứ không phải Họ tác giả, để xếp.
Tuy nhiên, dù theo phương pháp sắp xếp thuận hay đảo
tên tác giả, các đơn vị mục từ phải theo đúng trật tự chữ cái
như sau:
Ă, Â, B, C, D, Đ, E, F, G, H, I, J, K, L, M,
O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, Ư, X, Y, Z
Đồng thời theo thứ tự dấu giọng: Không, huyền( `),
hỏi(?), ngã(~), sắc(‘), nặng(.).
Khuynh hướng hiện nay đang tiến tới thống nhất miêu tả
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
150
thuận trong công tác biên mục của toàn bộ hệ thống thư viện
và cơ quan thông tin.
Trường hợp một tác giả có nhiều phiếu miêu tả trong
mục lục, thứ tự sắp xếp như sau: Toàn tập, tuyển tập, tác
phẩm riêng biệt, các tài liệu viết về tác giả.
Các tác giả trùng họ, căn cứ vào chữ cái đầu của đệm,
tên để xếp. Tên tác giả tập thể trùng với tên tác giả cá nhân
thì xếp tác giả tập thể trước.
Ví dụ:
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Đoàn Giỏi
Một số ngôn ngữ nước ngoài có quán từ, mạo từ như a,
an, the (Anh), le, la, les (Pháp), die, das (Đức) đứng ở đầu
câu thì bỏ qua và lấy chữ cái đầu của từ tiếp theo làm căn cứ
để sắp xếp.
Ví dụ:
Về Đầu Trang Go down
http://tinhhoathuvien.pops.tv
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 165
Join date : 11/12/2010

NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN ( TT) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN ( TT)   NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN ( TT) Icon_minitime5/4/2011, 8:25 pm

Trong chương này đã trình bày một cách có hệ thống
những kiến thức cơ sở thông tin học và thư viện học, những
hoạt động thực tiễn của thư viện và cơ quan thông tin nhằm
cung cấp những hiểu biết cơ bản và phương pháp sử dụng và
khái thác nguồn tin tư liệu có hiệu quả trong học tập và
nghiên cứu khoa học của sinh viên trong quá trình đào tạo và
tự học gắn liền với thư viện.
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
125
Banking system form
A hierarchy of clerical level jobs
Water world
The world we manager
hay
Les bibliothèques universitaires
Conservation des documents
La tâche et problèmes
III.1.3.2 Mục lục phân loại
Cùng với mục lục chữ cái, mục lục phân loại là một trong
hai loại mục lục quan trọng nhất của mọi loại hình thư viện
và cơ quan thông tin. Nếu như mục lục chữ cái giới thiệu kho
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
151
tư liệu theo đặc điểm hình thức - thứ tự vần chữ cái của các
ngôn ngữ - thì mục lục phân loại lại giới thiệu thành phần nội
dung của kho tư liệu.
Mục lục phân loại được xây dựng trên cơ sở bảng phân
loại áp dụng cho công tác phân loại tài liệu của thư viện đó.
Nếu thư viện thay đổi bảng phân loại thì mục lục phân loại
cũng thay đổi theo cho phù hợp với kí hiệu phân loại trên
phiếu miêu tả.
Mục lục phân loại bao gồm hai phần: Phần cơ bản nhất
và chiếm khối lượng chính là các phiếu miêu tả, phần thứ hai
là các phiếu tiêu đề, phiếu chỉ chỗ. Ngoài ra còn có ô tra chủ
đề (thường xuất hiện trong các thư viện lớn).
Trên cơ sở các kí hiệu phân loại ghi trên phiếu miêu tả,
các đề mục được xây dựng. Mức độ chi tiết của đề mục phụ
thuộc đặc điểm kho tư liệu và quy mô thư viện, nhưng luôn
đảm bảo nguyên tắc kí hiệu phân loại trên phiếu miêu tả
trong một đề mục phải giống nhau và giống kí hiệu phân loại
của đề mục. Thứ tự các đề mục phải theo đúng trật tự của
bảng phân loại.
Trong mỗi đề mục các phiếu miêu tả được sắp xếp hoặc
theo thứ tự vần chữ cái hoặc theo thứ tự thời gian ngược (để
giới thiệu những tài liệu mới nhất). Tuy nhiên, nếu trong
phạm vi đề mục có các tài liệu của các nhà kinh điển chủ
nghĩa Mác Lênin, các chỉ thị nghị quyết của Đảng và Nhà
nước thì những tài liệu này luôn được xếp trước tiên.
Vị trí các ngôn ngữ của tài liệu trong mỗi đề mục được
quy định thống nhất là: 1/ Tiếng dân tộc Kinh; 2/ Tiếng các
dân tộc ít người ở Việt nam; 3/ Tiếng nước ngoài.
Nhằm giúp người đọc tìm tài liệu nhanh chóng, dễ dàng,
cũng giống như mục lục chữ cái, mục lục phân loại có các
phiếu tiêu đề và phiếu chỉ chỗ. Hình thức và phương pháp
xây dựng như trong mục lục chữ cái.
Đặc biệt trong mục lục phân loại còn có ô tra chủ đề, xây
dựng trên nguyên tắc nhóm các đề mục của mục lục phân
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
152
loại theo chủ đề. Ô tra chủ đề là “chìa khoá” rất quan trọng
hỗ trợ đắc lực bạn đọc tìm nhanh vị trí các đề mục qua hệ
thống chủ đề quen thuộc. Các đề mục chủ đề thường được
miêu tả trên phiếu kèm theo kí hiệu và được xếp theo thứ tự
vần chữ cái tên các chủ đề. Các chủ đề phụ có thể được xếp
theo vần chữ cái hoặc lô gích của vấn đề. Để làm nổi bật chủ
đề, tên gọi của chủ đề thường đảo danh từ lên trước tính từ.
Ví dụ:
-Lúa
- Trồng
- Thu hoạch
- Chế biến
III.1.3.3 Mục lục chủ đề
Với nhiệm vụ giới thiệu thành phần kho sách theo chủ đề
của tài liệu, mục lục chủ đề - được sắp theo thứ tự vần chữ
cái các chủ đề - có ý nghĩa quan trọng đối với các thư viện
khoa học, đặc biệt là các thư viện khoa học chuyên ngành.
Khác với mục lục phân loại, thứ tự các đề mục và tiểu đề
mục trong mục lục chủ đề tuân theo một lô gích rất chặt chẽ.
Về mặt nội dung khoa học, mục lục chủ đề được tổ chức
trên cơ sở trật tự hình thức. Các đề mục cạnh nhau không liên
quan với nhau về nội dung tri thức.
Có thể coi mục lục chủ đề là một loại mục lục bổ sung,
hỗ trợ cho mục lục phân loại. Mục lục chủ đề nói chung
không phản ánh toàn bộ kho sách như mục lục chữ cái hay
mục lục phân loại.
Mặc dù cùng được xây dựng trên cơ sở nhóm các đề mục
thành chủ đề nhưng ô tra chủ đề và mục lục chủ đề đảm nhận chức
năng hoàn toàn khác nhau. Trong khi ô tra chủ đề có tác dụng
hướng dẫn người đọc tìm đến vị trí các đề mục trong mục lục phân
loại thì mục lục chủ đề lại giới thiệu trực tiếp các tài liệu.
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
153
Để xây dựng mục lục chủ đề, dựa trên nội dung kho tư
liệu người ta nhóm thành các chủ đề từ các đề mục chủ đề
được định ra khi miêu tả tài liệu, thứ tự sắp xếp các chủ đề
chính theo đúng trật tự vần chữ cái, nhưng các chủ đề phụ có
thể sắp xếp hoặc theo chữ cái hoặc theo các dấu hiệu khác
như địa lí, thời gian, hình thức... Trong mỗi chủ đề chính hay
phụ, các phiếu miêu tả vẫn được sắp xếp theo thứ tự vần chữ
cái các tiêu đề miêu tả hoặc tên tài liệu đảm bảo tính nhất
quán của nguyên tắc sắp xếp.
Phiếu hướng dẫn, chỉ chỗ trong mục lục chủ đề có hai
loại: Loại thứ nhất chỉ dẫn bằng chữ xem dùng để chỉ chỗ cho
những đề mục có nhiều tên gọi khác nhau đến một tên gọi
thống nhất; cho các thuật ngữ dịch, viết tắt... loại thứ hai là
chỉ dẫn tham khảo, dùng chữ cũng xem, nhằm giới thiệu các
chủ đề có liên quan.
III.2 BỘ MÁY TRA CỨU HIỆN ĐẠI
III.2.1 Nguồn tra cứu điện tử
Tất cả các loại tài liệu tra cứu đều đã được xuất bản dưới
cả hai dạng, dạng in ấn truyền thống và dạng tài liệu điện tử.
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
154
Bạn đọc có thể tra tìm các nguồn tra cứu trên đĩa quang (CDROM)
hoặc trực tuyến (online). Dưới đây là một số nguồn tài
liệu tra cứu điện tử.
Bách khoa toàn thư.
Bên cạnh các bộ bách khoa toàn thư và từ điển bách
khoa được in ấn thành sách, hiện nay đã có các “cuốn” bách
khoa toàn thư trên CD-ROM. Đĩa CD-ROM cải tiến gọi là
CD-I (Compact Disk Interative) cho phép cung cấp hình ảnh
và âm thanh đã tạo điều kiện cho việc sản xuất các bách
khoa toàn thư trên CD-ROM, đặc biệt hiệu quả đối với những
bách khoa toàn thư về âm nhạc. Dung lượng của CD-ROM
rất lớn, toàn bộ nội dung của 3 bộ bách khoa toàn thư lớn
như bộ Americana, bộ Britanica và bộ World Book có thể
chứa gọn trong một đĩa CD-ROM. Ngoài ra một số bách
khoa toàn thư cơ sở được trở thành một bộ phận của bao gói
thông tin trực tuyến. Có thể tra tìm trực tuyến bộ New Encyclopedia
Britanica qua dịch vụ của Mead Data Center với
NEXIS bất kì thời điểm nào trong ngày hay đêm, giá trung
bình là 100 USD /1 giờ. Tuy nhiên việc tra tìm bách khoa
toàn thư trực tuyến là không kinh tế. Đồng thời cho tới lúc
này việc truyền hình ảnh trực tuyến chưa được thực hiện.
Đĩa CD-ROM bách khoa toàn thư có hai ưu điểm cho các
thư viện: Các tập lẻ không bị mất hoặc để lẫn tại vị trí khác;
cùng một lúc nhiều người có thể tra tìm cùng một “tập” bách
khoa toàn thư. Nhưng đối với người dùng cá nhân, chi phí
vẫn còn quá cao. Ví dụ CD-ROM Compton’s Multimedia
Encyclopedia giá là 895 USD trong khi giá của bộ này dưới
hình thức sách in là 699 USD.
Nguồn tra cứu nhanh.
Tra cứu trực tuyến đặc biệt có ý nghĩa với nguồn tra cứu
thông tin của các thư viện. Nó hỗ trợ đắc lực cho việc trả lời
các câu hỏi trong một khoảng thời gian rất ngắn. Nhờ đó thư
viện không chỉ tiết kiệm được ngân sách mà còn tiết kiệm
được cả thời gian và diện tích. Đĩa CD-ROM rất phù hợp với
yêu cầu được cập nhật hàng quý, hàng tháng của loại tài liệu
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
155
này. Đĩa CD New York Telephone tập hợp trên 10 triệu số
điện thoại của hai thành phố New York và Boston.
Từ điển.
Một số từ điển đã có thể sử dụng trực tuyến và CDROM.
Trong đó thành công nhất và được sử dụng nhiều nhất
là Smart Translator cung cấp dịch vụ dịch tự động trong lĩnh
vực tài liệu kĩ thuật từ tiếng Anh sang tiếng Pháp, tiếng Tây
ban nha, tiếng Italia và tiếng Đức.
Ngoài ra có nhiều chương trình xử lí phần mềm máy tính
cung cấp dịch vụ kiểm tra chính tả và từ gốc. Ví dụ: Choice
Words gồm 80.000 từ trong bộ Webster’s Ninth New Collegiate
Dictionary được bổ sung thêm phần từ đồng nghĩa.
Hoặc từ điển phiên âm điện tử gồm cả phần mềm và phần
cứng trong một chiếc máy nhỏ giúp chữa lại những từ được
nhập vào sai chính tả và cho một danh mục những từ đồng
nghĩa. Đặc biệt còn giúp phát âm chuẩn của từ. Năm 1990
NTC Publishing Group phát hành đĩa CD-ROM cho 12 ngoại
ngữ gọi là Languages of the World bao gồm 7 triệu từ và 18
cuốn từ điển với các chức năng xác định, dịch và giới thiệu từ
đồng nghĩa. Từ điển có thể ngay lập tức dịch từ tiếng Anh
sang một hoặc tất cả 12 ngoại ngữ (Trung quốc, Đan mạch,
Đức, Phần lan, Pháp...)
Nguồn địa lí.
Với những tiến bộ mới trong việc đưa đồ hoạ và ảnh vào
văn bản trong CD-ROM, hầu hết các tài liệu địa lí đã được
xuất bản dưới dạng CD-ROM. The Electromap World Atlas
sản xuất năm 1990 là đĩa CD-ROM bản đồ đầu tiên, chứa
đựng 239 bản đồ thống kê, địa hình, các châu lục và các nước
trên toàn thế giới. Các nội dung mới thay đổi được cập nhật
hàng năm.
Bản đồ điện tử cho phép phóng to hoặc thu nhỏ một lục
địa, một nước, một tiểu bang, một thành phố cho đến các chi
tiết của một thành phố như một quận, một khu phố, một khối
nhà hay một điểm. Bản đồ còn giúp tra tìm mọi địa danh như
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
156
như nhà ga, sân bay, khách sạn; hệ thống giao thông như
đường sắt, đường cao tốc, đường tàu điện ngầm. Từ vị trí hiện
tại, theo hướng dẫn bằng các mũi tên nhấp nháy trên bản đồ,
bạn có thể chọn con đường gần và thuận lợi nhất để tới bất kì
một điểm nào trong thành phố bằng tàu điện ngầm, xe buýt
công cộng hay xe riêng. Thậm chí mọi chi tiết rất nhỏ trong
khu phố từ hệ thống thoát nước tới các nắp cống cũng được
chỉ dẫn trên bản đồ.
Bảng chú dẫn.
Hiện nay hầu hết các dịch vụ chú dẫn đã được thực hiện
trên máy, thậm chí nhiều người còn cho rằng đã đến lúc kết
thúc thời đại của các bảng chú dẫn in. Nguồn trực tuyến, đĩa
CD-ROM và các dạng điện tử khác đã thay thế hàng nghìn
bản chú dẫn in. Lí do rất đơn giản là bản chú dẫn điện tử cho
phép truy nhập rất nhanh nhiều điểm cùng một lúc và dễ
dàng in ra các trích dẫn. Bạn đọc không chuyên môn- đặc
biệt là thanh niên- thường tránh các bảng chú dẫn in, không
những vì họ không hiểu cách sử dụng nó mà còn bởi vì nó
không thể in ra các kết quả tìm được. Xu hướng là đĩa CDROM
sẽ chiếm ưu thế trong các thư viện. Song những người
có thu nhập cao đủ khả năng
thanh toán chi phí đắt đỏ của
nguồn trực tuyến thích
nguồn trực tuyến hơn vì nó
tinh vi, linh hoạt hơn và cập
nhật thường xuyên hơn.
Dạng thu nhỏ
(Microform) được sử
dụng trong thư viện để tiết
kiệm diện tích kho tư liệu,
để tập hợp thư mục và các
nguồn nghiên cứu khác,
đồng thời cung cấp cho
người dùng tin những
phương pháp truy nhập dễ
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
157
dàng. Vi phiếu tồn tại theo hai dạng cuộn phim tròn và phiếu
phẳng. Cuộn phim tròn tương tự cuộn phim chụp ảnh 35mm.
Tấm phẳng có nhiều kích thước khác nhau: Vi phiếu hoặc
phiếu với kích thước tiêu chuẩn là 10x15cm chứa khoảng 98
trang/phiếu. Phiếu siêu nhỏ là một tấm nhựa trong suốt
10x15cm, có thể chứa đựng 3000-5000 trang. Vi điểm là tấm
phiếu kích thước 15x23cm có sức chứa rất lớn, trung bình 10
hàng và 10 cột trên phiếu bằng 100 trang.
III.2.2 Thư mục
Thư mục đã khẳng định vai trò chủ đạo của nó nhờ sự
phát triển của kĩ thuật. Tra cứu thư mục trực tuyến (Online)
hiện tại có thể thực hiện không phải chỉ với một mà là hàng
nghìn thư viện từ Mỹ tới Úc. Rất gần gũi với thư mục Book in
Print về tài liệu nghe nhìn là NICEM Media Indexs. Mục đích
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
158
của Index này- thực chất là thư mục - là cung cấp thông tin
hàng ngày đánh giá về các tài liệu không in ấn (trên 1 triệu
tài liệu). Cơ sở dữ liệu trực tuyến của NICEM AV Online
cung cấp dịch vụ tra cứu liên quan đến các nhan đề và được
cập nhật hàng quý. Trong khi đó đĩa CD-ROM của NICEM
được cập nhật hàng năm và giá khá cao (gần 1000 USD).
Một tài liệu tương tự Books in Print dưới dạng thu nhỏ là
Guide to Microforms in Print. Phiếu này đã tập hợp theo vần
chữ cái tên tác giả hoặc tên sách trên 100.000 tài liệu từ 500
nhà xuất bản.
III.2.3 Mục lục đọc máy (Machine Readable Cataloging - MARC)
Được phát triển từ năm 1990 do Thư viện Quốc hội Mỹ
đề xuất nhằm chuyển các thông tin trên phiếu mục lục vào
một mẫu ghi có thể đọc, cất giữ và xử lí trên máy vi tính.
Trong mẫu ghi MARC mỗi nhan đề riêng biệt - thường
tương đương với nhiều mục lục xếp giá, trở thành một mẫu
ghi mục lục.
Dưới đây là một số khái niệm cơ sở của mẫu ghi MARC:
● Trường:
Mỗi vùng mô tả trên phiếu mục lục như tên tác giả, tên
ấn phẩm, chi tiết xuất bản, đặc điểm số lượng, chủ đề... được
ghi tại một vị trí riêng trong mẫu ghi MARC gọi là trường.
Mỗi trường phải có một địa chỉ hoặc nhãn để thông báo với
máy tính loại thông tin nào mà trường chứa đựng. Nếu dùng
các từ như “tên tác giả”, “tên ấn phẩm”,... thì sẽ chiếm nhiều
chỗ trong máy tính, vì vậy 3 chữ số được gọi là nhãn trường
(tag) dùng để đại diện cho nội dung của trường. Sử dụng chữ
số cũng nhằm đảm bảo rằng trường đó sẽ được áp dụng thống
nhất trong mọi lúc mọi nơi. Ví dụ: Nhãn trường 245 là Tên ấn
phẩm hoặc 260 là Xuất bản
● Trường con:
Một số thông tin trong phạm vi một trường cần phải được
chi tiết nhỏ hơn thành các vùng con. VD trường “xuất bản”
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
159
bao gồm: nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản. Các
vùng con này phải được thể hiện cùng cấp và theo một trật tự
để máy tính có thể hiểu được đâu là kết thúc của một chi tiết
và đâu là nơi bắt đầu chi tiết khác.
● Mã trường con:
Để giữ các khoảng cách, trước mỗi vùng con đều có một
chữ cái nhỏ. Những chữ cái nhỏ này gọi là mã trường con.
Trước mỗi mã trường con là một kí tự đặc biệt (=) gọi là dấu
“quy định phạm vi trường con”. Bởi vì nhiều bàn phím máy
tính không thể hiện được kí tự “quy định phạm vi” (=), nên
có thể sử dụng các kí tự đặc biệt khác như gạch ngang (-)
hoặc dấu dollar ($) để thay thế. Mã trường con đã tiêu chuẩn
hoá sao cho mọi trường con đều được đưa đúng vào vị trí đã xác
định
● Vật chỉ thị: .
Nhãn trường cũng có thể có sau nó một hoặc hai chữ số
gọi là vật chỉ thị (indicator). Vật chỉ thị trình bày một cách
tách biệt sự cần thiết cho một mục nhập nhan đề riêng trong
mục lục và một số kí tự không phải tệp ở đầu của trường.
Ví dụ:
245 14 $a The American heritage
guide to antiques/$c Mary Durant
Nhãn trường, mã trường con và vật chỉ thị được coi như
xem là những mẫu ghi có nhãn (tagged record).
Sự phát triển của mẫu ghi mục lục đọc máy cho phép ghi
các dữ liệu thư mục và chuyển nó từ thư viện này tới thư viện
khác đã tăng thêm khả năng phối hợp sử dụng thông tin và
giảm bớt công tác biên soạn mục lục cho tài liệu nhập vào
từng thư viện riêng.
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
160
III.2.4 Trung tâm thư viện máy tính trực tuyến (Online Computer
Library Center - OCLC)
Được đặt tại Dublin, Ohio (Mỹ) Trung tâm thư viện máy
tính trực tuyến (OCLC) là mạng máy tính hỗ trợ cho các hoạt
động của thư viện, nó còn được gọi là công cụ thư mục tiện
ích. Truy nhập nhiều hơn vào thế giới thông tin và giảm chi
phí thông tin là mục tiêu của OCLC. Kiểu dịch vụ này được
cung cấp từ những mạng máy tính hỗ trợ vận hành bao gồm
các ứng dụng như: Các biểu ghi mục lục, sự truyền thông cho
mượn giữa các thư viện, những dịch vụ xuất bản và in ấn...
với số lượng thành viên lớn nhất trong các mạng lưới thư
mục, đến năm 1991 OCLC đã có trên 17000 thư viện thành
viên ở Mỹ và 51 quốc gia trên toàn thế giới.
Hệ thống hỗ trợ một CSDL khá nổi tiếng là EPIC gồm
trên 23 triệu sách, báo, tạp chí, phim, báo cáo, bản thảo trên
cơ sở các mục lục kết hợp của các thư viện thành viên. CSDL
này phát triển rất nhanh không chỉ hàng năm, hàng tháng mà
hàng ngày. Trung bình mỗi năm có trên 2 triệu mẫu ghi được
nhập thêm.
Phần mềm EPIC cung cấp những thực đơn điều khiển
mục nhập rất đơn giản mà bất kì ai chưa qua đào tạo đều có
thể sử dụng dễ dàng. Ngoài những mẫu ghi của OCLC, EPIC
còn cho phép tìm tài liệu trong nhiều CSDL khác. Vì vậy
OCLC đã trở thành nguồn thông tin rộng lớn nhất thế giới.
Hệ thống mục lục đọc máy (MARC) là thành phần trọng
yếu nhất của hệ thống OCLC. Nó cũng bao gồm các mục lục
gốc quan trọng của các thư viện thành viên và nắm tất cả các
thư viện nhà nước chính. Hệ thống tra cứu của OCLC có thể
truy nhập tới công trình thư mục khác tên là CSDL sách (The
Book Database). CSDL này bao gồm trên 900 thư viện ở
Anh, các nước châu Âu khác và Bắc Mỹ. Hệ thông tin thư
mục hiện tại chuẩn này là công cụ chủ yếu dành cho cán bộ
bổ sung của thư viện. Tuy nhiên cán bộ tra cứu và bạn đọc
có thể sử dụng nó để tìm sách theo tên tác giả, tên sách và
chủ đề...
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
161
OCLC còn được nối tới một số CSDL của người bán sản
phẩm thông tin như Easy-Net (truy nhập tới 850 CSDL),
Wilsonline, DIALOG và VU/Text. Người dùng tin nối vào hệ
thống OCLC và dễ dàng sử dụng các CSDL đó theo chủ đề,
từ khoá, tác giả...
Có thể trực tiếp truy nhập vào OCLC hoặc thông qua hệ
thống mạng lưới vùng rất phong phú như mạng thư viện
OCLC của trường Đại học Tổng hợp New York hay mạng
thông tin thư viện New England. Tất cả các mạng lưới này
đều có nhiều dịch vụ thông tin rất đa dạng, một số phải trả
tiền và một số được miễn phí.
Phí tổn cho OCLC gồm chi phí cho việc trích dẫn trực
tuyến, các thiết bị, việc tổ chức quản lí hệ thống và chi phí
truyền thông. Nếu thông qua mạng lưới này, lệ phí hàng năm
từ 500 USD tới 2000 USD .
III.2.5 Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (Online Public
Access Cataloging- OPAC)
Các thư viện có thể chuyển đổi các phiếu mục lục truyền
thống thành những mẫu ghi mục lục có thể đọc máy và nó sẽ
trở thành một bộ phận của hệ thống mục lục tự động hoá
(thường gọi là mục lục truy nhập công cộng trực tuyến-
OPAC). Trên OPAC, bạn đọc thực hiện thao tác tìm theo
nhiều dấu hiệu: Tên tác giả, nhan đề, kết hợp tên tác giả và
nhan đề, chủ đề, từ khoá, ISBN, ISSN, số phân loại, call
number ... Bạn đọc có thể giới hạn phạm vi tìm về ngôn ngữ,
loại hình tài liệu, thời gian...
III.2.6 Hệ thống trợ giúp tìm tin trực tuyến (Online)
Ngày nay, bộ máy tra cứu trực tuyến không chỉ giới hạn
trong phạm vi các mạng lưới hay tổ hợp thư viện của một
quốc gia hay đa quốc gia mà đã trở thành mạng toàn cầu
thông qua Internet.
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
162
Internet là mạng truyền dữ liệu diện rộng bao trùm cả
thế giới. Thoạt đầu đây là hệ thống mạng liên kết các trung
tâm nghiên cứu của Bộ quốc phòng Mỹ. Dần dần nó mở rộng
đến các cơ quan nghiên cứu và thông tin bên ngoài, trước
tiên là các trường đại học. Các dịch vụ thương mại đã đẩy
nhanh sự bành trướng của Internet ra khắp các giới, các
ngành. Trong những năm 80, do khả năng tiềm tàng trong
phục vụ nghiên cứu tổng hợp và kinh doanh, Internet đã vượt
khỏi biên giới nước Mỹ sang nhiều nước công nghiệp khác.
Đến năm 1993, các siêu mạng trong Internet tăng đến 25.000
mạng trên khắp thế giới với trên 40 triệu người sử dụng và
hàng tháng tăng 15% số người gia nhập mạng.
Internet có cấu trúc hình “mạng nhện” để khi một đường
dây bị cắt thông tin vẫn không gián đoạn vì liên lạc sẽ tiến
hành theo ngõ khác. Internet được coi là một xa lộ thông tin
bao gồm mạng lưới các máy tính chủ được nối thông qua
mạng điện thoại hay các kênh chuyên dùng. Tất cả mọi
người tham gia mạng Internet đều có thể đổ dữ liệu riêng của
mình vào mạng và truy nhập, tìm kiếm thông tin của mọi
thành viên cũng như liên lạc trực tiếp với nhau. Các dịch vụ
của Internet rất phong phú đa dạng gồm hàng chục loại trong
đó một số loại có tác dụng rất lớn cho công tác tra cứu tìm
tin. Trước tiên phải kể đến dịch vụ thư điện tử (E-Mail); dịch
vụ truy nhập tự do, tìm kiếm các danh mục dữ liệu (Anonymous
FPT); dịch vụ các thông tin cơ bản (Gopher Menu);
dịch vụ tìm kiếm các CSDL được sắp xếp theo khoá (Wais
Server); dịch vụ tra cứu tìm kiếm tạp chí tin tức (Electronic
Magazines)... Nhiều hội nghị, hội thảo khoa học được truyền
trực tiếp trên mạng. Các chuyên gia thông tin- thư viện trên
toàn thế giới có thể vào Internet để theo dõi hội thảo về
OCLC của Hiệp hội thư viện Mỹ tháng 2-1994 “The Future
Is Now: The Changing Face of Technical Services”. Rất
nhiều công ty đã giới thiệu các CSDL và nguồn tra cứu quan
trọng trên mạng. Mỗi cơ sở dữ liệu này được truy nhập theo
những cú pháp riêng của từng phần mềm ứng dụng. Người sử
dụng mạng không những được giải đáp những câu hỏi mang
tính chất tra cứu mà còn nhận được cả bản sao tài liệu gốc
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
163
nếu cần. Đó là dịch vụ xuất bản sách trên Internet. Thông
qua một khu vực thông tin được gọi là trạm điều khiển
(Cyber-Station), người dùng Internet có danh sách các thư
viện và danh mục các loại sách. Họ có thể truy nhập tới một
vài chương liên quan trong một cuốn sách cụ thể hoặc truy
tìm tài liệu cho đề tài nghiên cứu của mình.
Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, khách hàng chủ
yếu của Internet vẫn là các trung tâm nghiên cứu khoa học,
các viện và trường đại học. Nhiều quốc gia ở châu Á, một
mặt rất muốn khai thác, sử dụng kho tàng tri thức khổng lồ
này, mặt khác rất e ngại tính chất “mở”, “không kiểm soát
được” của nó sẽ là một mối đe doạ tiềm tàng đối với các giá
trị văn hoá truyền thống và an ninh quốc gia của họ.
Việt nam chưa chính thức ra nhập Internet, hiện nay
chúng ta có một số mạng tin học nối với mạng Internet theo
hình thức Ngoại tuyến (off-line) như Varenet, Tnet,
Vestenet... dịch vụ chủ yếu là thư điện tử (Email)
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
164
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III
1. Phân tích các nguồn tài liệu tra cứu truyền thống (tài
liệu in)
2. Phân tích đặc điểm các loại hình thư mục (in), so sánh
chức năng và đối tượng phục vụ của các loại thư mục.
3. Trình bày cấu tạo, nguyên tắc sắp xếp của mục lục chữ
cái, mục lục phân loại và mục lục chủ đề.
4. Giới thiệu các nguồn tra cứu điện tử: bách khoa toàn
thư, nguồn tra cứu nhanh, từ điển, nguồn địa lý, chú dẫn và
dạng thu nhỏ.
5. Trình bày đặc điểm, tác dụng của Mục lục đọc máy
(MARC) và Trung tâm thư viện máy tính trực tuyến (OCLC).
6. Trình bày đặc điểm của Mục lục truy nhập công cộng
trực tuyến (OPAC) và Hệ thống trợ giúp tìm tin trực tuyến
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
165
Tài liệu tham khảo
I. TIẾNG VIỆT
A. Tài liệu chỉ đạo
1. Các Mác. Toàn tập. T.12.-H.: Sự thật, 1962
2. V.I. Lênin .- Toàn tập. T.10.-H.: Sự thật, 1964
3. Hồ Chí Minh.- Con người xã hội chủ nghĩa.-H.: “ST”, 1961
4. Hồ Chí Minh.- Tuyển tập.- H.: Sự thật, 1960
5. Hồ Chí Minh.- Vấn đề học tập.-H.:”ST” 1971
6. Đảng CSVN.- Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ
4.-H.:Sự thật, 1977
7. Đảng CSVN.- Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ III.-H.: “ST”,
1960
8. Đảng CSVN.- Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương lần thứ 4 khoá VII.-H.: Sự thật, 1993, tr.51-57
9. Đảng CSVN.- Nghị quyết số 37/NQ-TƯ ngày 20-4-1981
của Bộ Chính trị về chính sách khoa học và kĩ thuật.- H.:
“ST”, 1981
10. Đảng CSVN.- Nghị quyết số 26/ NQ-TƯ ngày 30-3-1991
của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp
đổi mới.-H.: “ST”, 1991
11. Quyết định số 178/CP ngày 16-9-1970 của Thường vụ Hội
đồng chính phủ về công tác thư viện.
12. Chỉ thị số 95/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về công
tác thông tin khoa học và công nghệ ngày 4-4-1991.
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
166
B. Sách
13. Cao Bạch Mai.- Giáo trình cơ sở thư mục học đại cương.-
H.: ĐHTHHN, 1977
14. Dương Văn Khảm, Lê Văn Năng.- Tin học hoá công tác
văn thư lưu trữ và thư viện.- H.: “ST”, 1995
15. Hoàng Sơn Cường.- Lịch sử sách.-H.: ĐHVH, 1981
16. La Phúc.- Hồi ức về Mác.-M.: Kniga, 1967
17. Lưu Quốc Quân.- Sơ giản lịch sử sách Trung quốc.- Bắc
kinh: 1958
18. Nghiệp vụ xuất bản sách.-H.: Trường Tuyên huấn Trung
ương, 1982
19. Nguyễn Huy Chương.- Đề xuất mạng máy tính (Network)
trong thư viện đại học Việt nam .- Kỷ yếu Hội thảo khoa học,
1996, tr 27-33
20. Nguyễn Xuân Mạnh.- Phân loại ấn phẩm và mục lục
phân loại.- H.: ĐHTHHN, 1979
21. Phạm Văn Rính.- Quy tắc miêu tả ấn phẩm và xây dựng
mục lục thư viện.- H.: ĐHTHHN, 1976
22. Phan Văn.- Công tác độc giả.-H.:ĐH & THCN, 1978
23. Phan Văn.- Nội dung chương trình đào tạo cử nhân khoa
học Thông tin - Tư liệu - Thư viện. Kỉ yếu Hội thảo khoa học,
1996, tr.69-72
24. Phan Văn.- Thông tin học.-H.: ĐHTH, 1988
25. Phan Văn.- Thư viện học đại cương.-H.: H.: Bộ ĐH &
THCN, 1983
26. Tạ Bá Hưng.- Hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật tự
động hoá (Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ).-H.:1987
27. VESTENET.- Hướng dẫn khai thác CSDL. Quyển I/Cao
Minh Kiểm chủ biên.-H.: 1995,
28. Xuân Thuỷ.- Tập thơ Bác ơi.-H.: Văn hoá, 1964
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
167
C. Tạp chí
29. Mạc Văn Trọng.- “Thư viện Quân đội trong những năm
đổi mới”.- Tập san thư viện, số 4, 1994.- tr.5-8
30. Nguyễn Huy Chương.- “Ứng dụng tin học trong các thư
viện đại học ở Mỹ”.- Tin học và đời sống, số 3+4, 1993.-
tr.51-52
31. Nguyễn Minh Hiệp.- “Kỹ thuật mạng thư viện On-line
ngày nay”.- Tạp chí Điện tử và tin học, số 3, 1995.- tr.3-6
32. Nguyễn Thu Thảo.- “Nghiên cứu xây dựng hệ thống tự
động hoá biên soạn các mẫu tìm tin...”.- Tạp chí Thông tin và
tư liệu, số 1, 1992.- tr.6
33. Nguyễn Tuấn Hoa.- “Các hệ thống tin học hiện đại”.-
Tạp chí Điện tử và tin học, số 6, 1995.- tr.12-14
34. Nguyễn Tuấn Hoa.- “Internet ... “.- Tạp chí Điện tử và tin
học, số 7, 1995.- tr.2-4
35. Popov G.A..- “Công nghệ thông tin hiện đại”.- Tạp chí
Thư viện khoa học kỹ thuật, số 8-9, 1995.- tr.11-17
36. “Sự phát triển các mạng tin học và truyền dữ liệu ở Việt
nam”.- Tạp chí Điện tử và tin học, số 11, 1995.- tr.47-48
37. Vũ Văn Sơn.- “Format và những mối quan hệ trong hoạt
động thông tin - thư viện tự động hoá”. Tạp chí Thông tin và
tư liệu, số 1, 1992.- tr.2-5
II. TIẾNG NƯỚC NGOÀI
38. Cohn, John M. et al. .- Cataloging and Classification: a
Workbook.- New York: Marcel Dekker, 1980
39. Grogan, Deni .- Encyclopedias, Yearbooks, Directories
and Statistical Sources .- Chicago American library Association,
1988
40. Grogan, Denis .- Bibliographies of Books.- Chicago:
American Library Association, 1988
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN VÀ THÔNG TIN
168
41. Harmon, Robert .- Elements of Bibliography Mentuchen,
NJ: Scarecrow Press,1989
42. Katz, William A. .- Introduction to Reference Work.
Volume I: Basic Information Sources.- New York: Mc Graw-
Hill, 1992
43. Katz, William A. .- Introduction to Reference Work.
Volume II: Reference Services and Reference Processes.-
New York: Mc Graw-Hill, 1992
44. Martin, Susan .- “Information Technology and Libraries:
Toward the Year 2000” .- College Research Libraries,
July 1989, pp 397-405
45. Miller, William and Bonnie Gratch .- “Making Connections:
Computerized Reference Services and People”.-
Library Trends, Spring 1989, pp 387-401
46. Nguyen Huy Chuong .- Currently Status and Proposal for
Information and Library Higher Training in Vietnam.-
Paper, Boston, 1995
47. Nguyen Huy Chuong .- The Detailed Functional Specifications
of the Center of Information and Library of the
Hanoi National University .- Paper .- Boston, 1995
48. OCLC MARC Records: Structure of the OCLC Database
Searching the Online Union Catalog.- Newton, MA:
NELINET, 1995
49. OCLC Reference Services: EPIC and FirstSearch.- Newton,
MA: NELINET, 1995
50. Philip Barker.- The Electronic library, Vol.12, No.4, 1994
51. Prospectus of University College London, School of
library, Archive and Information studies. London, 1992
52.”Reference Librarian of the Future”.- Reference Service
Review.- Spring 1991
53. Sabor, Josefa E. MÐthode d’Enseignement de la
BibliothÐconomie.- P.: UNESCO, 1969
PGS. TS. PHAN VĂN
THS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG
169
54. Stabler, Karen .- “Introductory Training of Academic
Reference Librarians: A Survey” .- RQ .- Spring 1987, pp
363-369
55. Steig, Margaret .- “Technology and the Concept of Reference”.-
Library Journal .- April 15, 1990, pp 45-49
56. Stewart, Linda et al. .- Public Access CD-ROMs in Libraries:
Case Studies .- Westport, CT: Meckler, 1990
57. Tenopir, Carol .- “The Impact of CD-ROM on Online”.-
Library Journal .- February 1, 1991, pp 61-62
58. The Vietnam Journal of Electronies and Informatics.-
No.7/1995, pp.2
Về Đầu Trang Go down
http://tinhhoathuvien.pops.tv
Sponsored content





NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN ( TT) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN ( TT)   NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN ( TT) Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
NHẬP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN ( TT)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NHÂP MÔN KHOA HỌC THƯ VIỆN
» KHOA HỌC THƯ VIÊN _ MÔ TẢ MÔN HỌC VÀ LỊCH TRÌNH CÁC MÔN CẦN HỌC
» PHƯƠNG PHÁP LÀM TIỂU LUẬN KHOA HỌC
» ĐỜI SINH VIÊN
» 60 năm sự nghiệp thư viện Việt Nam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN LỚP TV1  :: LINH MỤC UYÊN BÁC :: BOX HỌC TẬP :: GIÁO TRÌNH BỘ MÔN-
Chuyển đến