DIỄN ĐÀN LỚP TV1
NẾU CHƯA CÓ NICK THÌ ĐĂNG KÝ RỒI NHẮN TIN CHO ANH
số dt 0934753202
DIỄN ĐÀN LỚP TV1
NẾU CHƯA CÓ NICK THÌ ĐĂNG KÝ RỒI NHẮN TIN CHO ANH
số dt 0934753202
DIỄN ĐÀN LỚP TV1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN LỚP TV1

THÁNH ĐƯỜNG TRI THỨC
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 LƯỢC SỬ ANH HÙNG DÂN TỘC MAI XUÂN THƯỞNG

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 165
Join date : 11/12/2010

LƯỢC SỬ ANH HÙNG DÂN TỘC MAI XUÂN THƯỞNG  Empty
Bài gửiTiêu đề: LƯỢC SỬ ANH HÙNG DÂN TỘC MAI XUÂN THƯỞNG    LƯỢC SỬ ANH HÙNG DÂN TỘC MAI XUÂN THƯỞNG  Icon_minitime24/12/2010, 4:32 am


Anh hùng Mai Xuân Thưởng ứng hùng năm Canh Thân (1860), tuẫn quốc năm Ðinh Hợi (1887). Người
thôn Phú Lạc, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Ðịnh. Tư cách khác phàm, văn võ gồm đủ. Theo tài liệu gần đây thì thân phụ của anh hùng Mai Xuân Thưởng là cụ Mai Xuân Tín, Bố chánh sứ tỉnh Cao Bằng, khi mất được vua Tự Ðức ban sắc truy tặng làm Trung Thuận Ðại phu, Án sát sứ (chánh tứ phẩm) tỉnh Cao Bằng, đặt tên Thụy là Ðoan Cẩn. Cụ Mai Xuân Tín là "nho khoa trạc tú, nghệ phố tiêu anh" (tức xuất thân từ khoa cử, tài đức tốt vời). Cụ mất năm 1866 lúc đang làm Bố chánh Cao Bằng, quan cữu được hộ tống về Bình Ðịnh giao cho vợ con cụ nhận an táng tại nguyên quán (Phú Lạc).


Lúc ấy Mai Xuân Thưởng mới 6 tuổi. Năm Ất Dậu (1885), quân Pháp đánh lấy Huế, vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, xuống chiếu Cần vương. Lúc bấy giờ ở tỉnh Bình Ðịnh đang mở khoa thi Hương cho các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận. Vừa thi xong trường Ba thì được tin kinh thành thất thủ, nhà vua xuất bôn. Sĩ tử phần đông bỏ thi, vào trường Tư chỉ còn 8 người và đều trúng tuyển Cử nhân, trong số đó có Mai Xuân Thưởng.
Khi ban áo mão cho các vị tân khoa, quan Chánh chủ khảo có tặng một bài thơ:


Sơn hà phong cảnh dị tiền niên
Hoàn giám du khan thử địa huyền
Hận mãn xương môn trần ám ngoại
Lê linh văn viện bút đình biên
Lịch triều giáo dục ân như hải
Bát giải thanh danh phẩm thị tiên
Nhất dự y quan nan tự hủy
Cương thường khán thử cổ anh hiền
Bài thơ có nghĩa:
Non sông xưa đã khác rày
Gương "hoành công khí" nơi này còn treo
Cửa rồng hận ngất trần hiêu
Bút hoa tuôn lệ tiêu điều viện văn
Lịch triều lai láng biển ân
Dự hàng bát tuấn thêm phần thanh cao
Áo xiêm trót đã buộc vào
Cương thường noi dấu anh hào nghìn xưa.

Sau khi xướng danh, quan Chánh chủ khảo mời riêng Mai Xuân Thưởng vào phòng nói chuyện. Nguyên trước khi khảo lại các quyển thi, quan Chánh chủ khảo nằm mộng thấy một bà lão tặng một nhánh mai chỉ trổ một bông nhụy vàng cánh trắng, mùi hương nhẹ nhàng. Quan vừa đưa tay nâng thì hoa mai liền rụng vào nghiên son và bà lão biến mất. Giật mình tỉnh dậy, băn khoăn không hiểu là điềm chi. Khi thấy trong tám vị cử nhân có họ Mai và xem lại quyển thi thấy văn chương có khí phách, đoán rằng điềm ứng vào Mai công, nên mời vào ủy thác đại sự. Lúc này nước nhà còn mất, phần lớn là do nơi đám sĩ phu, làm việc phải hết sức thận trọng. Mai Xuân Thưởng lãnh ý, trở về nhà noi dấu anh hào nghìn xưa, dấy nghĩa binh chống Pháp. Kính phục tài năng và đức độ của Mai công, các danh nhân trong tỉnh như Tăng Bạt Hổ ở Hoài Ân, Nguyễn Trọng Trì ở An Nhơn, Nguyễn Hoá ở Bình Khê, Nguyễn Can ở Tuy Phước... đều ra phò tá. Sĩ phu các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận đều hợp tác và chịu quyền chỉ huy. Ðại đa số dân chúng địa phương đều góp sức, góp công tham gia kháng chiến. Nghĩa binh trú đóng những nơi hiểm yếu, đào hào đắp lũy chống giặc xâm lăng. Súng đạn có ít, binh khí phần nhiều là giáo sào, gươm mác, cung tên. Nhờ lòng dũng cảm của tướng sĩ, sự ủng hộ triệt để của đồng bào, nhiều trận đánh xáp lá cà đã làm cho địch quân phải khiếp đảm. Gần ba năm trời nghĩa binh chiến đâu anh dũng. Pháp không thể chiến thắng bằng quân sự bèn dùng tiền của, chức tước, lợi lộc mua chuộc nhưng không kết quả. Vào khoảng hạ bán niên Bính Tuất (1886), Pháp sai trú sứ Aymonier và Trần Bá Lộc cử đại binh từ Sài Gòn ra Bình Ðịnh quyết tiêu diệt nghĩa binh. Mặc dù nghĩa binh tinh thần chiến đấu ngày thêm cao, nhưng trước một địch thủ đông quân số, thiện chiến và vũ khí tân chế, đạn dược hậu cần đầy đủ, nên nghĩa binh không chống giữ nổi các yếu điểm. Tháng 3 năm Ðinh Hợi (1887), sau trận thư hùng cục kỳ quyết liệt ở Bàu Sấu (An Nhơn), tướng sĩ và ba quân bị thương vong nặng nề, lực lượng tan rã, thất lạc. Mai công bị thương nặng, đơn thương độc mã chạy vào Linh Ðỗng (núi Phú Phong) ẩn náu và tìm phương kế gây lại lực lượng diệt thù. Quân giặc truy tầm nhưng không dò ra tin tức.
Tên ngoại nô Trần Bá Lộc liền hạ độc thủ: sanh cầm Mai thái mẫu, thảm sát lương dân, ngày ngày bắt lý
hương hai thôn Phú Lạc và Phú Phong tra khảo. Trước tình thế khó cứu vãn, không muốn kéo dài cuộc
chiến vì sợ đồng bào thương vong, khốn khó, Mai công rời Linh Ðỗng đến nạp mình cho giặc tại đình
làng Phú Phong, nơi bọn Trần Bá Lộc đóng quân.
Triều đình Huế theo lệnh quân Pháp, khép Mai công vào tội tử hình, đưa đến thành Bình Ðịnh để chém
đầu. Mai anh hùng tuẫn quốc ngày Rằm tháng Tư năm Ðinh Hợi (1887), thi thể được thân nhân nhận đưa
về chôn cất ở làng cũ là Phú Lạc (Bình Khê) phía bắc ngạn sông Côn. Khi ra pháp trường, Mai công hướng về phía bắc lạy 5 lạy từ giã Vua, hướng về tây lạy 4 lạy từ giã Mẹ rồi ung dung bước lên đoạn đầu
đài.
Bản án tử hình của Triều đình Huế dành cho Mai công có hai câu luận tội quan trọng:


Dương vị Hàm Nghi khởi nghĩa
Âm vị Huệ Nhạc báo thù


Có nghĩa là, bề ngoài (mặt nổi) thì anh hùng Mai Xuân Thưởng vì vua Hàm Nghi mà khởi nghĩa, còn
thực chất bên trong (mặt chìm) thì để báo thù cho Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc... Mai công là người làng
Phú Lạc, nơi sinh trưởng của Ba Vua Tây Sơn, nên triều đình Huế cho Mai công là thân thuộc dòng họ
Tây Sơn, vì nhà Tây Sơn mà khởi loạn chống lại triều đình. Kết tội như vậy cho đỡ bẽ mặt chớ chẳng lẽ
kết tội Mai công hưởng ứng lệnh Cần vương của vua Hàm Nghi mà khởi binh chống Pháp để cứu dân cứu
nước! Người đời thường nhắc lại bài thơ mà Mai nguyên soái đã đọc (khẩu chiếm) trước khi bị đoạn đầu:


Không tính làm chi việc mất còn
Nợ trai lo trả ấy là khôn
Gió đưa hồn nghĩa gươm ba thước
Ðá tạc lòng trung quí mấy hòn
Tái ngắt mặt gian xương tợ giá
Ðỏ loè bia sách máu là son
Rồi đây ngọc luật đưa xuân lại
Một nhánh Mai già nảy rậm non.


Về Đầu Trang Go down
http://tinhhoathuvien.pops.tv
 
LƯỢC SỬ ANH HÙNG DÂN TỘC MAI XUÂN THƯỞNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» VÌ SAO THẾ _PHẠM KHÁNH HƯNG
» NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA PHẠM KHÁNH HƯNG

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN LỚP TV1  :: LINH MỤC UYÊN BÁC :: BOX HỌC TẬP :: VĂN HÓA BÌNH ĐỊNH-
Chuyển đến